Hình ảnh người phụ nữ với áo tứ thân, mớ ba, mớ bảy ở những vùng
nông thôn Bắc Bộ đã đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng cao đẹp của người con gái Việt Nam thời
xưa.
|
Cô gái Bắc Kỳ với áo tứ thân, nón quai thao, guốc rễ tre, đầu vấn thả đuôi
gà. |
Chiếc áo tứ thân may bằng bốn khổ vải hẹp, với hai
vạt trước không cài khuy mà chỉ vắt chéo và được giữ lại bằng cái thắt lưng quanh bụng, là hình ảnh
phổ biến thời đó. Hai vạt áo bao giờ cũng để hở một phần ngực, được che bằng chiếc yếm, thường may
bằng lụa trắng hoặc để màu ngà tự nhiên của sợi tơ. Người đỏm dáng hơn thì những qua nước củ nâu để
có màu đỏ thẫm, nhưng nếu nhuộm kỹ thì sẽ có màu nâu thích hợp với người lao
động.
Ngày nay các cụ, các bà không còn vận trên mình những bộ trang phục
cổ đó nữa, nhưng tại nhiều làng cổ, những bộ trang phục xưa được nhuộm thủ công vẫn được các cụ bà
lưu giữ cẩn thận. Đây là những di sản quý cần được bảo tồn để giúp thế hệ trẻ có cái nhìn toàn diện
về làng quê Việt Nam, về người phụ nữ nông dân tảo tần, chịu thương chịu khó.
Còn chiếc nón rộng vành đã được một bác sĩ người
Pháp mô tả là "rất đồ sộ, có hình một cái nắp hộp tròn, đường kính rộng khoảng sáu mươi hay bẩy
mươi phân. Hai bên buộc chừng sáu hay bẩy dây nhỏ bằng lụa, tròn như cái ống lông gà, phía giữa
thõng vòng xuống trước ngực. chỗ quai buộc vào nón và có hai tua bằng lụa đen hay lụa mộc rũ xuống
như hai cái tai lớn.
|
Hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt với trang phục áo tứ thân đeo yếm,
nón quai thao, tóc vấn quanh đầu, đi chân đất, nhuộm răng đen... |
Một số nón được làm rất nghệ thuật bằng lá cọ chọn
lựa kỹ càng, bên trong có một lớp đan bắng sợi mây chẽ mỏng, giá rất đắt, nhất là khi được trang
trí bằng hai cái móc bạc chạm trổ để buộc cái ngù bằng lụa. Nhiều người còn dán một cái gương tròn
nhỏ dưới đáy nón để soi khi ra phố và liếc nhìn để chữa lại vành khăn. Cái nón là bộ phận của trang
phục, được các bà, các mẹ, các chị chăm sóc rất kỹ càng, còn khi đi làm thì họ lại dung chiếc nón
có kích thước nhỏ hơn.
|
Cô gái Bắc Kỳ thời kỳ 1919 - 1926. |
Còn chiếc váy thì luôn luôn là màu đen, người lao
động thì mặc váy ngắn đến bắp chân, còn người thành thị thì váy dài đến gót chân, cho nên có nhà
thơ đã từng viết "váy lĩnh cô kia quét sạch hè".
Chiếc áo dài để mặc khi ra khỏi nhà, còn trong nhà
hay khi làm việc ngoài đồng, với tiết trời nóng nực thì yếm là thích hợp nhất. Có thể thấy những cô
gái Việt xưa ăn mặc có khi còn phóng khoáng hơn những cô gái trẻ ngày nay.
|
Dải yếm của phụ nữ Việt xưa |
Nhưng dù ở trong nhà hay đi ra bên ngoài, đầu tóc
người phụ nữ bao giờ cũng phải gọn gàng, không được để tóc xõa tự nhiên. Phụ nữ đất Bắc thường buộc
tóc về phía bên thành cuộn dài, bọc bên ngoài bằng một cái khăn hẹp dài rồi quấn quanh đầu từ phía
trước ra phía sau. Đầu mối còn thừa thì giắt vào phía dưới vành khăn, để xõa sang bên một túm tóc
nhỏ gọi là đuôi gà.
|
Kiểu vấn tóc của phụ nữ xưa |
Tất cả làm nên văn hóa ăn mặc rất đặc biệt mang
đậm sắc thái Á Đông. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử cùng với nó là sự giao lưu,
tiếp biến văn hóa làm cho phương cách ăn mặc của người phụ nữ Việt cũng phôi pha, đổi thay nhiều
phù hợp với sự phát triển của xã hội. Do đó những tà áo tứ thân, những dải yếm đào hay những chiếc
nón quai thao với đôi guốc mộc chỉ còn phẳng phất trong hoài niệm…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.