Mỹ có cách mới đối phó chiến lược dùng “tàu thân trắng” của TQ ở Biển Đông?

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ hai, ngày 11/11/2019 20:25 PM (GMT+7)
Mỹ đang tăng cường đối phó với chiến lược sử dụng tàu tuần duyên, tàu cá của Trung Quốc tại Biển Đông bằng cách tăng cường hoạt động của các tàu tuần duyên thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.
Bình luận 0

img

Tàu tuần duyên Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng tàu dân sự “thân trắng” để hăm dọa và uy hiếp tàu của các nước khác ở Biển Đông. Về lý thuyết, các tàu này mang sứ mệnh hòa bình và được triển khai chỉ với mục đích thực thi pháp luật dân sự, theo SCMP.

Dưới danh nghĩa là “Chiến tranh Nhân dân trên biển”, Trung Quốc đã triển khai ồ ạt các tàu đánh cá kết hợp dân quân biển và các tàu tuần duyên khổng lồ xuống Biển Đông, thể hiện yêu sách chủ quyền phi pháp.

Đáp trả các động thái của Trung Quốc, Mỹ cũng đưa các tàu thân trắng thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ tới khu vực. Cách tiếp cận mới cho thấy Washington không hề ngần ngại “so găng” với Bắc Kinh trên Biển Đông, theo SCMP.

Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đề ra cách tiếp cận 3 bước tại Biển Đông. Thứ nhất, Nhà Trắng đã trao quyền tự quyết lớn hơn cho Lầu Năm Góc. Kết quả là sự chuyên nghiệp hóa của các chiến dịch tuần tra bảo đảm tự do hàng hải (FONOPS) trên Biển Đông.

Trong khuôn khổ FONOPS, Mỹ nhiều lần triển khai các tàu chiến đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại Biển Đông. Các tàu chiến Mỹ còn mở rộng tuần tra sang các khu vực mới, đặc biệt là Scarborough - bãi cạn là điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này kể từ sau cuộc đụng độ hải quân năm 2012.

Lầu Năm Góc cũng đưa ra nhiều tuyên bố cứng rắn hơn, bao gồm công khai kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ thiết bị quân sự triển khai trái phép trên các đảo nhân tạo.

img

Đô đốc Karl Schultz, tư lệnh lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, nói sẵn sàng hợp tác với các đồng minh trong khu vực về vấn đề Biển Đông.

Từ cuối năm 2018, Lầu Năm Góc đã bắt đầu coi lực lượng dân quân biển Trung Quốc như một nhánh mở rộng của quân đội Trung Quốc. Sự thay đổi này tiếp tục được duy trì trong năm nay, khi Đô đốc Mỹ John Richardson cảnh báo về chiến thuật khiêu khích “vùng xám” của Trung Quốc.

Đô đốc Richardson còn tuyên bố sẽ có cách tiếp cận “cứng rắn hơn”, sau khi  Bắc Kinh cản trở hoạt động của các tàu Mỹ trong khu vực. Sự xuất hiện của các tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã tạo ra “làn gió mới” trong chiến lược đối phó Trung Quốc.

Lực lượng tuần duyên Mỹ cũng mở rộng các cuộc tập trận chung với các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhằm nâng cao năng lực của các bên. Đô đốc Karl Schultz, chỉ huy tuần duyên Mỹ, cho biết các cuộc thảo luận đề ra kế hoạch cụ thể vẫn đang diễn ra.

“Chúng tôi đang tăng cường huấn luyện các đồng minh và đối tác khu vực. Chúng tôi muốn tập trung vào các đối tác có cùng lập trường nhằm xây dựng một cách tiếp cận mang tầm khu vực”, Đô đốc Schultz nói.

Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ, thì tập trung vào cái gọi là “Vạn lý Trường thành SAM” - cách gọi của các hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc triển khai trái phép ở Biển Đông.

Các tàu tuần duyên Mỹ cũng tham gia các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải với lực lượng hải quân, các chiến dịch tầm xa như thay thế các tàu phản ứng nhanh ở đảo Guam và tham gia tập trận chung với các đồng minh ngoài châu Á ở khu vực phía tây Thái Bình Dương.

Biển Đông: Trung Quốc giúp đỡ hay giăng bẫy Philippines?

(PL)- Mặc dù về danh nghĩa hai nước đang “bắt tay” nhau để triển khai cái gọi là “khai thác chung” nhưng phía sau tiềm...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem