Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình

Nguyệt Minh Thứ sáu, ngày 17/02/2023 14:23 PM (GMT+7)
Cách Hà Nội khoảng 100km, xóm Bản Sưng (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) là nơi sinh sống của rất nhiều người dân tộc Dao Tiền. Với lịch sử hơn 500 năm hình thành và phát triển, người dân bản Sưng mang trong mình những nét văn hóa độc đáo và thú vị.
Bình luận 0

Nằm nép mình bên núi Biều, Bản Sưng có diện tích tự nhiên trên 780 ha và là nơi sinh sống của 349 người dân tộc Dao Tiền. Là một trong số ít xóm làng vẫn còn giữ nguyên trong mình những nét văn hóa truyền thống, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi vòng quay của xã hội hiện đại. Thậm chí, rất khó để bắt được sóng điện thoại ở đây.

Tại Bản Sưng, người dân coi rừng là bạn, cùng cộng sinh với nhau để phát triển. Ông Lý Hồng Minh - một trong những già làng được mọi người kính trọng gọi với cái tên thân thương - “Bố Minh” chia sẻ: “Từ đời cha ông đã dặn chúng tôi phải giữ rừng, cho đến ngày nay, chúng tôi tự tin là mình vẫn làm tốt điều đó. Bằng chứng là mảnh rừng nguyên sinh vẫn được bảo vệ tốt. Kể cả đời con cháu sau này, chúng tôi luôn dạy phải giữ lấy mảnh rừng này”.

Đến với Bản Sưng không chỉ được khám phá những nét đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ như rừng Sưng và hang Sưng mà du khách còn được trải nghiệm nền văn hóa, ẩm thực đa dạng. Điều đặc biệt, du khách có thể thưởng thức món thịt lợn ủ chua, có thể bảo quản được từ 2 đến 3 năm của riêng người dân tộc Dao Tiền. 

Bà Bàn Kim Quy - Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: “Trước đây, đời sống của người dân trong Bản Sưng còn gặp nhiều khó khăn do chỉ sống dựa vào làm lâm nghiệp và nông nghiệp. Ngày nay, cuộc sống của bà con đã có nhiều khởi sắc, do được các tổ chức, dự án đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng”.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 1.

Cách trung tâm huyện Đà Bắc 22km, xóm Bản Sưng (xã Cao Sơn) là nơi sinh sống của 349 người dân tộc Dao Tiền. Với diện tích tự nhiên trên 780 ha chủ yếu là đồi, núi đá, người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp và trồng rừng.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 2.

Người dân Bản Sưng đều có ý thức bảo vệ rừng rất cao. Họ tâm niệm cuộc sống của mình phải gắn bó với núi rừng, chính vì thế mảnh rừng nguyên sinh của xóm vẫn được gìn giữ suốt bao đời nay.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 3.

Nằm sâu giữa núi rừng xanh thẳm, khung cảnh đẹp nên thơ tại Bản Sưng đã làm say đắm bao du khách. Người từ phương xa đến đây có thể tạm thời quên đi những bận rộn của cuộc sống tấp nập, thả hồn vào thiên nhiên trong lành.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 4.

Hang Sưng, một trong những địa điểm nhất định phải tham quan khi ghé thăm Bản Sưng. Chỉ cần bước vào trong hang động, mọi nắng nóng bên ngoài như bị bỏ lại phía sau, thay vào đó là cảm giác mát lạnh. Ngước mắt nhìn xung quanh, Hang Sưng hiện ra như một kì tích của thiên nhiên với những nhũ đá vôi hùng vĩ, dòng suối mát lành và giếng trời đồ sộ.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 5.

Đến với Bản Sưng, du khách không chỉ được khám phá thiên nhiên tươi đẹp, mà được thưởng thức nền ẩm thực đặc trưng của người Dao Tiền.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 6.

Từ năm 2017, với sự đầu tư của các tổ chức, tận dụng những lợi thế về thiên nhiên, văn hóa sẵn có, người dân Bản Sưng vươn mình, nắm lấy cơ hội phát triển du lịch cộng đồng để thoát đói giảm nghèo.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 7.

Bản Sưng không chỉ có những cảnh đẹp lay động, mà còn có những nét văn hóa rất đặc biệt. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống tại bản Sưng như: Nghề thuốc nam, nghề làm giấy dó, nghề nhuộm chàm và may thổ cẩm.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 8.

Nghề vẽ sáp ong vẫn được người dân lưu giữ đến ngày nay. Sáp ong được lấy từ tự nhiên, mỗi khi dùng sẽ nung chảy, sau đó người dân sẽ dùng các dụng cụ tự thiết kế từ cây tre để tạo hình. Đây là một trong những bước đầu tiên để tạo ra sản phẩm thổ cẩm thủ công tinh xảo.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 9.

Du khách khi đến thăm bản Sưng sẽ được mặc bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Dao Tiền và trải nghiệm nghề vẽ sáp ong.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 10.

Một người dân bản đang nhuộm chàm. Nguyên liệu chàm dành cho nhuộm vải rất dồi dào ở bản. Một tấm vải trước khi nhuộm chàm phải trải qua các bước, tạo hình, giặt qua nước lá ổi, cuối cùng là nhuộm chàm.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 11.

Tấm vải được nhuộm chàm sau khi hoàn thành sẽ có màu xanh tự nhiên và những họa tiết đẹp mắt.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 12.

Để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và thân thiện với môi trường, đôi bàn tay của người dân cũng nhuốm màu chàm.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 13.

Bên cạnh nghề nhuộm chàm và may thổ cẩm, nghề thuốc nam cũng là một nghề truyền thống của người dân bản Sưng. Đoàn khảo sát của dự án “Nâng cao năng lực tự vững của mô hình du lịch cộng đồng bản Sưng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình sau đại dịch Covid-19” (ESDS) do nhóm cựu sinh viên Australia đã thực hiện khảo sát. Kết quả cho thấy tại đây có 243 loài thảo dược, trong đó có 181 loài được ghi nhận có tên địa phương và tri thức bản địa.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 14.

Các cách dùng cây thuốc nam phổ biến nhất của người Dao Tiền tại đây bao gồm: uống (65 loài), nấu nước tắm/ ngâm rửa (51 loài), đắp ngoài (32 loài).

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 15.

Để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế của cây thuốc nam, dưới sự hỗ trợ của dự án ESDS, người dân cũng đã tạo được 4 loại sản phẩm bao gồm: trà giảo cổ lan ngọt, lá tắm thảo dược, xịt muỗi thảo dược, và cồn xoa bóp gừng đỏ.

Bản làng xinh đẹp ít được biết tới nằm ẩn mình giữa núi rừng Hòa Bình - Ảnh 16.

Nghề làm giấy dó là một trong 3 nghề truyền thống tại Bản Sưng đang được hỗ trợ đẩy mạnh. Anh Triệu Phúc Thìn - Tổ trưởng tổ Giấy dó cho biết: “Do kỹ thuật làm giấy phát triển, nhiều loại giấy tiện lợi hơn được sản xuất với giá thành rẻ, vì thế nghề làm giấy tại bản Sưng đã bị thất truyền do không còn nhu cầu sử dụng. Đến nay, nghề đã được khôi phục lại, mang lại giá trị kinh tế ổn định hơn cho người dân”. (Ảnh: Nguyệt Minh)


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem