Bất ngờ với tiết lộ về hậu duệ của khủng long tại Vạn Lý trường Thành

Trọng Hà Thứ tư, ngày 23/02/2022 06:00 AM (GMT+7)
Loài chim này được phát hiện từng sống cùng với khủng long vào khoảng 120 triệu năm trước đây.
Bình luận 0

Bất ngờ với tiết lộ về hậu duệ của khủng long được phát hiện tại Vạn Lý trường Thành

Các nhà cổ sinh vật học làm việc cách Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc khoảng 130 km đã công bố về việc phát hiện ra hai loài chim mới sống cùng với thời với khủng long khoảng 120 triệu năm trước.

Một trong những loài chim, tên là Brevidentavis zhangi, có phần phụ giống như cái gọng kìm trên hàm dưới được bao phủ bởi keratin, một loại protein cấu tạo nên da và móng tay của con người. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng nó có thể được sử dụng để săn mồi.

Loài chim cổ đại, hậu duệ của khủng long được phát hiện tại Vạn Lý Trường Thành - Ảnh 1.

Một bức tranh kỷ Phấn trắng ở Tây Bắc Trung Quốc cách đây 120 triệu năm. Ảnh: The Field Museum

Jingmai O'Connor, tác giả chính của nghiên cứu và đồng thời là người phụ trách nghiên cứu cổ sinh vật có xương sống tại Bảo tàng Chicago's Field, cho biết phần phụ này có thể giúp loài chim phát hiện ra con mồi. Không giống như các loài chim hiện đại, Brevidentavis cũng có răng, nhỏ và xếp chặt chẽ với nhau trong mỏ.

"Những con chim ăn thịt này có hàm đầy răng trừ phần đầu hàm có một cái mỏ nhỏ. Nửa dưới của mỏ ở đầu có thể di chuyển nhẹ lên và xuống, giúp kẹp thức ăn với chuyển động giống như một cái gọng kìm", cô nói. O'Connor chỉ ra rằng con người khó có thể hiểu được khả năng "cảm nhận" qua hàm của động vật ăn thịt.

"Chúng có thể có thể phát hiện ra những thay đổi áp suất trong nước cho thấy có chuyển động và con mồi đang ở gần đó. Các loài chim có thể thực hiện điều này nhờ một thứ gọi là cơ quan đầu mỏ, trong đó các tế bào cảm giác tập trung ở đó. Cá sấu cũng có thể làm được điều này với những lớp vảy đặc biệt trên cơ thể chúng", cô cho biết.

Loài chim cổ đại, hậu duệ của khủng long được phát hiện tại Vạn Lý Trường Thành - Ảnh 2.

Brevidentavis zhangi có thể có một phần phụ ở cuối hàm dưới mà nó dùng để săn mồi. Ảnh: The Field Museum

Hóa thạch khác, tên là Meemannavis ductrix, không có răng và khá giống với các loài chim hiện đại. Nó được đặt theo tên của Meemann Chang, một nhà cổ sinh vật học người Trung Quốc. Bà là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ sinh vật ở Bắc Kinh từ năm 1983 tới 1990.

Nhóm nghiên cứu chỉ tìm thấy hộp sọ của hai loài mới, vì vậy những con chim này có thể có các đặc điểm giải phẫu khác chưa được biết tới. Cả hai loài chim này đều là một phần của một nhóm được gọi là ornithuromorphs, bao gồm tất cả các loài chim hiện đại và nhiều họ hàng đã tuyệt chủng của chúng.

O'Connor cho biết một số loài chim thời tiền sử có một số khác biệt về mặt giải phẫu so với các loài chim hiện đại, chẳng hạn như răng. Tuy nhiên hành vi của chúng có thể giống gần như y hệt với các loài chim ngày nay.

Loài chim cổ đại, hậu duệ của khủng long được phát hiện tại Vạn Lý Trường Thành - Ảnh 3.

Jingmai O’Connor tạo dáng bên một bãi đào hóa thạch ở Trung Quốc. Ảnh: The Field Museum

"Chúng có lông sặc sỡ và ấp trứng. Một số con đực có bộ lông đẹp có thể là để ve vãn con cái - tất cả đều là những đặc điểm mà loài chim thừa hưởng từ những loài khủng long không phải là gia cầm", cô nói.

Nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các loài chim đều là khủng long, nhưng không phải tất cả khủng long đều là chim. Loài mới này được khai quật ở Cam Túc sẽ là một phần của một số ít khủng long đã tiến hóa thành chim và sống cùng với khủng long trong 90 triệu năm.

Các nhà khoa học đã tìm thấy 6 loại chim khác nhau khi họ khai quật khu vực cổ sinh vật Changma ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc. Phần lớn các hóa thạch tại khu vực đào thuộc về một loài có tên Gansus yumenensis, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981.

O'Connor cho biết việc tìm thấy các hóa thạch giúp thêm một phần để kể câu chuyện rất dài về lịch sử tiến hóa. Bà nói: "Chúng tôi đang cố gắng sử dụng những mảnh ghép này để hiểu một thứ phức tạp như sự tiến hóa của tất cả các loài động vật có xương sống".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem