Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bình Dương

Trần Khánh Thứ tư, ngày 06/07/2022 15:34 PM (GMT+7)
Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương vừa công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bình Dương. Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Bình luận 0

Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bình Dương

Đây là một trong những nội dung chính tại Hội nghị cán bộ chủ chốt và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI thực hiện quy trình về công tác quy hoạch cán bộ tổ chức Bình Dương, ngày 6/7.

Thực hiên Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 22/6/2022 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương đã nhấn mạnh 5 giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, tập trung phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bình Dương. Ảnh: Quốc Chiến

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bình Dương. Ảnh: Quốc Chiến

Tại hội nghị, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương đã tiến hành thực hiện quy trình về công tác quy hoạch cán bộ.

Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương cũng đã công bố quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bình Dương.

Theo quyết định của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo gồm 14 người. Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Phát biểu tại lễ ra mắt Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi đề nghị Ban Chỉ đạo cần tập trung các nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, Ban Chỉ đạo khẩn trương tham mưu, ban hành quy chế làm việc của Ban; quy định về công tác kiểm tra giám sát, phân công nhiệm vụ của các đồng chí thành viên.

Ban Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm 2022 và một số nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo trong thời gian tới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tỉnh Bình Dương

Cũng tại hội nghị, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương đã tổ chức quán triệt các nội dung Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương.

Trước đó, ngày 19/5/2022, Bình Dương đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

3 Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Chuyển đổi số sẽ giúp Bình dương chuyển sang quản trị dựa trên cơ sở dữ liệu. Ảnh: T.L

3 Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Chuyển đổi số sẽ giúp Bình dương chuyển sang quản trị dựa trên cơ sở dữ liệu. Ảnh: T.L

Theo Nghị quyết 05, tỉnh Bình Dương sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển chính quyền số; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động.

Bình Dương phấn đấu trung bình mỗi năm đạt 20% thủ tục hành chính được thực hiện chuyển đổi số hoàn toàn quy trình xử lý tác nghiệp.

Bình Dương phấn đấu chuyển đổi số hoàn toàn quy trình xử lý tác nghiệp thủ tục hành chính đạt trung bình 20% mỗi năm.

Bình Dương đặt mục tiêu tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt tương ứng 50% - 40% và 35% đối với cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trong dịch vụ hành chính công đạt từ 10% trở lên.

80% cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối liên thông với hệ thống thông tin của tỉnh và được đưa vào khai thác sử dụng.

Trung tâm điều hành thông minh IOC Bình Dương. Ảnh: T.L

Trung tâm điều hành thông minh IOC Bình Dương. Ảnh: T.L

Tỉnh Bình Dương đã đưa vào khai thác sử dụng Trung tâm điều hành thông minh IOC giai đoạn 1.

Bình Dương đã bước đầu hình thành Trung tâm IOC của TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An và 2 thị xã là Bến Cát và Tân Uyên. Các trung tâm này thực hiện một số dịch vụ, lĩnh vực phục vụ cho đô thị thông minh.

Ông Lý Văn Đẹp - Phó Giám đốc Sở Nội Vụ Bình Dương cho biết, sau khi TP.Thủ Dầu Một thí điểm thành công, Bình Dương đang nhân rộng mô hình ra các huyện thị khác.

Quán triệt những nội dung cốt lõi của Nghị quyết 05, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số với các trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, công dân số và xã hội số.

Trung tâm phục vụ hành chính công TP.Dĩ An. Ảnh: Nguyên Vỹ

Trung tâm phục vụ hành chính công TP.Dĩ An. Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo ông Minh, đây là các trụ cột làm thay đổi tổng thể và toàn diện, hiệu quả, minh bạch hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền.

Những trụ cột này sẽ thay đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng.

Đồng thời thay đổi cách sống, làm việc của người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển. Các ngành, các lĩnh vực trọng điểm cũng sẽ thực hiện chuyển đổi số theo hướng tối ưu hóa, thông minh hóa.

"Tất cả nhằm góp phần thực hiện mục tiêu Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra", ông Võ Văn Minh cho biết.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem