Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trước phiên tòa xét xử vụ lừa đảo, thao túng chứng khoán tại FLC ngày 22/7 tới, các luật sư của Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn này đã có buổi làm việc với ông tại Trại tạm giam T16.
Theo luật sư bào chữa cho bị cáo Quyết, ông đã yêu cầu 4 luật sư cùng ký vào văn bản trình bày nguyện vọng của ông với tòa án. Nội dung, Chủ tịch FLC thừa nhận toàn bộ trách nhiệm hình sự và dân sự như cáo buộc; xin các cơ quan tố tụng xem xét khoan hồng cho tất cả các bị can trong vụ án.
Trịnh Văn Quyết cũng xin được khắc phục hậu quả vụ án bằng toàn bộ tài sản cá nhân. Theo luật sư, ông Quyết đã tác động gia đình, huy động bạn bè để cố gắng khắc phục hậu quả vụ án.
Trong giai đoạn trước, Trịnh Văn Quyết đã tự nguyện nộp hơn 189 tỷ đồng để khắc phục hậu quả và gần đây có nộp thêm 2 tỷ đồng. Ông Quyết còn bị kê biên 3 nhà đất tại Hà Nội.
Luật sư cho biết thêm, từ nay đến khi phiên tòa diễn ra, ông Quyết sẽ tiếp tục tác động gia đình hoặc vay mượn nhằm khắc phục hậu quả vụ án.
Về nội dung vụ án, Trịnh Văn Quyết thừa nhận các hành vi đã được cơ quan tố tụng kết luận và yêu cầu các luật sư không bào chữa đối với phần hành vi của ông.
Luật sư chia sẻ, bị cáo Trịnh Văn Quyết đang phải điều trị bệnh lao nhưng tinh thần minh mẫn, mong đến ngày xét xử để được trình bày và thể hiện sám hối; mong được hưởng khoan hồng.
Theo cáo trạng, Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ khởi đầu 1,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2014 – 2016, Trịnh Văn Quyết làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống cho doanh nghiệp này lên tới 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần.
Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn HOSE, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của 30.403 nhà đầu tư. Hành vi gian dối trong việc nâng khống vốn điều lệ rồi niêm yết, bán cổ phần để thu tiền bị Viện kiểm sát xác định là "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hiện tại, tòa án đang xác định 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS lần đầu là bị hại, nhưng số người đang nắm giữ mã này (mua thứ cấp) lên tới gần 64.000 nhà đầu tư – được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Ngoài hành vi trên, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm còn lập hàng loạt tài khoản chứng khoán, đặt lệnh mua bán ảo để thổi giá 5 mã cổ phiếu trong họ FLC. Qua đây, ông Quyết và đồng phạm thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.