Chuyện về những người "bắt bệnh ông trời"

Thứ sáu, ngày 15/10/2021 13:30 PM (GMT+7)
Để có các thông tin dự báo thời tiết phát sóng hàng ngày trên báo đài, ti vi, đội ngũ quan trắc viên phải làm việc bất kể ngày đêm. Đặc biệt, trong thời điểm các cơn bão liên tiếp xuất hiện trên biển Đông và đổ bộ vào đất liền.
Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 1.

Ngày 15/10, trong thời điểm Hà Nội đang chịu ảnh hưởng của cơn bão số 8 gây mưa to và kéo dài. Phóng viên báo Dân Việt tìm đến Trạm khí tượng Hà Đông (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP.Hà Nội) để tìm hiểu kỹ hơn công việc của những quan trắc viên. Trạm khí tượng Hà Đông được đặt ở nơi khá xa trung tâm Hà Nội, tránh khỏi sự ồn áo của phố thị.

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 2.

Công việc hàng ngày của một quan trắc viên tại đây là tiến hành đo lưu lượng nước, độ ẩm không khí, lưu lượng mưa... sau đó tổng hợp để báo cáo với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ để đưa ra những dự đoán chính xác về thời tiết.

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 3.

Một thiết bị máy đo nhiệt độ không khí ngoài vườn khí tượng Hà Đông.

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 4.

Chị Nguyễn Thị Lan, quan trắc viên Trạm khí tượng Hà Đông chia sẻ: "Trạm khí tượng có 5 người và chia thành 2 ca, công việc chủ yếu là túc trực theo dõi, đo đạc từng lượng mưa, tốc độ gió, nhiệt độ không khí... để có những thông tin chính xác nhất thông báo đến với người dân".

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 5.

Quả cầu nhật quang, một dụng cụ đo trong vườn khí tượng Hà Đông.

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 6.

Sau khi tiến hành các công việc đo ngoài vườn, các quan trắc viên sẽ tiếp tục công việc tại phòng kỹ thuật của trạm. Tại đây, công việc tiếp theo là quan sát và ghi nhận các thông số khí áp sẽ cho biết về các hình thái thời tiết có thể xảy ra như mưa bão, gió mùa đông bắc, nắng nóng gay gắt.

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 7.

Sau mỗi lần quan trắc, các quan trắc viên phải hoàn thiện số liệu và sổ sách, đảm bảo số liệu này được cập nhật liên tục 24/24h và 3 tiếng một lần, vào các giờ quan trắc, cụ thể là 1h, 4h, 7h, 10h… phải thu thập và chuyển số liệu. Đây là các khung giờ phải báo cáo theo quy chuẩn quốc tế và quy định chung của ngành.

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 8.

"Công việc hàng ngày là đối diện với những con số vô hồn nên dễ buồn chán và nản lòng lắm, phải trực đêm một mình cũng như những ngày nghỉ lễ, Tết chúng tôi đều đi làm. Vì vậy, để gắn bó lâu dài với nghề, thì những cán bộ khí tượng phải rất yêu nghề", chị Lan tâm sự.

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 9.

Một lần đi quan trắc của quan trắc viên trong ca trực đêm. Công việc các quan trắc viên ban đêm lần lượt diễn ra các khung giờ 22h, 1h, 4h, đồng thời các quan trắc viên phải nhìn được các yếu tố như mây, tầm nhìn ngang và hiện tượng khí tượng các yếu phố này phải quan sát bằng mắt không được dùng đèn.

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 10.

Chị Nguyễn Thị Sông Giang, Trạm trưởng Trạm Khí tượng Hà Đông cho hay: "Cường độ công việc theo từng giờ, từng ngày, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Chính vì thế, chúng tôi khi nào cũng tập trung cao độ trong xử lý chính xác từng con số, bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quả khôn lường".

Chuyện những người "bắt bệnh ông trời": "Một sơ suất nhỏ cũng không được phép" - Ảnh 11.

Những thiết bị quan trắc đã trở thành một phần trong cuộc đời mỗi quan trắc viên, mỗi bản tin chỉ dài chưa đầy một trang giấy A4, nhưng trách nhiệm của người làm ra chúng thì vô cùng lớn lao.

Viết Niệm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem