Đắk Lắk: Nuôi loài thú trong chuồng heo cũ, lưng đầy gai nhọn, "nghiện" ăn rau rừng, chăm nhàn mà đông người đến xem

Thứ năm, ngày 12/11/2020 19:03 PM (GMT+7)
Anh Vũ Văn Nghĩa (ở thôn 12, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã thành công với mô hình nuôi nhím. Trước đây, nguồn thu nhập chính của gia đình anh Nghĩa chủ yếu từ nuôi heo.
Bình luận 0

Vài năm trở lại đây giá heo bấp bênh, lên xuống thất thường khiến thu nhập của gia đình giảm đáng kể. 

Một lần tình cờ xem trên truyền hình thấy mô hình nuôi nhím mang lại hiệu kinh tế quả cao, anh Nghĩa quyết định bán đàn heo hàng chục con để lấy vốn đầu tư nuôi nhím.

Đắk Lắk: Nuôi loài thú trong chuồng heo cũ, lưng đầy gai nhọn, "nghiện" ăn rau rừng, chăm nhàn mà đông người đến xem - Ảnh 1.

Anh Vũ Văn Nghĩa (ở thôn 12, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang chăm sóc đàn nhím.

Anh Vũ Văn Nghĩa (ở thôn 12, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cải tạo chuồng heo thành chuồng nuôi nhím, sau đó đầu tư mua 10 con nhím về nhân giống. 

Để có kinh nghiệm nuôi nhím, anh nhờ cán bộ thú y hướng dẫn kỹ thuật nuôi nhím, cách chăm sóc nhím.

Nhờ chịu khó học hỏi, chỉ sau một thời gian ngắn anh đã tường tận các bước trong cách nuôi nhím. 

Từ 10 con nhím giống, đến nay đàn nhím của gia đình anh Nghĩa đã tăng lên hơn 120 con. Đàn nhím lớn nhanh, trung bình mỗi năm một con nhím mẹ đẻ hai lần, mỗi lần 2 con.

Hằng tháng, anh đều xuất bán một lứa nhím thịt thương phẩm với giá bán ra thị trường 270.000 đồng/kg. 

Trung bình mỗi năm, anh bán 8 tạ nhím thương phẩm, trọng lượng mỗi con khoảng từ 10 -12 kg và 140 con nhím giống, thu về 150 triệu đồng.

Theo anh Nghĩa, so với các loài vật nuôi khác thì nhím rất ít bệnh, sức đề kháng tốt. Trong khâu chăm sóc nhím nên thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo. 

Khi nhím đẻ được hơn một tháng phải tách đàn cho nhím con ở chuồng riêng, để nhím mẹ tiếp tục giao phối và đẻ tiếp, cứ thế xoay vòng một năm nhím đẻ 2 lần. 

Nhím vốn là động vật có nguồn gốc hoang dã, nhím là loài vật dễ nuôi vì chúng ăn tạp, ăn tất cả củ sắn, ngô, bí, các loại rau rừng...

Những loại thức ăn này, anh Nghĩa có thể tự kiếm lấy trong nương rẫy nên giảm được một khoản lớn chi phí.

Anh Vũ Văn Nghĩa (ở thôn 12, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phấn khởi: “Nhu cầu mua nhím rất lớn. Nhiều khi gia đình tôi không đủ lượng nhím để cung cấp, khách hàng muốn mua thường phải đặt trước. Thấy mô hình này hiệu quả, người dân trong xã và những xã lân cận cũng tìm đến gia đình tôi để mua nhím giống về nuôi, cũng như học hỏi kinh nghiệm”.

Đoàn Dũng (Báo Đắk Lắk)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem