Đập mà Trung Quốc xả nước có gì đặc biệt?

Đình Thắng Thứ tư, ngày 16/03/2016 10:31 AM (GMT+7)
Theo nguồn tin từ Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), hiện nay trên thượng nguồn sông Mekong đã có 7 công trình thủy điện của Trung Quốc được đưa vào vận hành.
Bình luận 0

Trong số 7 đập thủy điện này, chỉ có duy nhất 1 đập sẽ xả nước xuống hạ lưu sông Mekong để gia tăng lượng nước giúp đồng bằng sông Cửu Long “giải” hạn, đẩy lùi xâm nhập mặn đó là đập thủy điện Jinghong (tên tiếng Việt là Cảnh Hồng).

img

Ngày 15.3, Phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi sẽ xả nguồn cung cấp nước khẩn cấp từ Nhà máy Thuỷ điện Cảnh Hồng từ ngày 15.3 tới ngày 10.4”. Ông Lục Khảng cho biết thêm: “Trung Quốc sẵn sàng tăng cường điều phối và hợp tác với các nước liên quan theo cơ chế về quản lý nguồn nước và đối phó thiên tai để đem đến lợi ích cho người dân khu vực”.

Theo Wikipedia, đập Cảnh Hồng là một đập làm thủy điện trên sông Mekong (Trung Quốc gọi là sông Lan Thương), ở vị trí 22°03′9″B 100°45′58″Đ, tọa độ: 22°03′9″B 100°45′58″Đ, gần Cảnh Hồng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đập này cao 108 mét, dài 705 mét. Nó tạo ra một hồ chứa rộng 510km2, 249 triệu m3 nước. Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng có chi phí 2,3 tỷ Nhân dân tệ được xây dựng ở đây từ năm 2003, có công suất 1750 MW. Dự án xây dựng đập và nhà máy thủy điện Cảnh Hồng là một phần của chương trình phát triển miền Tây lạc hậu của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cảnh Hồng cũng chính là công trình thủy điện duy nhất được Trung Quốc công khai chia sẻ các thông tin mực nước về mùa lũ, dù cho các nước hạ lưu nằm trong Hiệp định Mekong (MRC) đã liên tục kiến nghị Trung Quốc chia sẻ các thông tin mực nước cả về mùa khô từ năm 2010 đến nay nhưng vẫn chưa đạt được.

img

Trung Quốc bắt đầu vận hành con đập đầu tiên – Mạn Loan (Manwan) – xây chắn ngang dòng Mekong vào năm 1992. Con đập thứ hai và thứ ba – Đại Triều Sơn (Dachaoshan) và Cảnh Hồng (Jinghong) – xây dựng năm 2003 và 2008. Tháng 10 năm 2009, Trung Quốc tuyên bố con đập thứ tư – Tiểu Loan (Xiaowan) – bắt đầu được đưa nước vào bồn chứa. Đây là con đập nguy hiểm nhất đối với sinh mạng Mekong. Tiểu Loan tạo ra một hồ chứa khổng lồ với 15 tỉ m3 (trên diện tích hơn 190km2), nhiều hơn gấp 5 lần tổng dung lượng của ba con đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng gộp lại.

Trong Công hàm số 128/NG-ĐBA của Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi tới Đại sứ quán nước Công hòa nhân dân Trung Hoa, phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc xả 2.300 m3 nước mỗi giây từ công trình thủy điện Cảnh Hồng. Thời gian xả nước trong 134 ngày, trong đó có 92 ngày xả nước liên tục, 42 ngày xả nước chia làm 6 đợt, mỗi đợt xả 7 ngày. Cụ thể các đợt xả như sau: từ tháng 3 đến tháng 8.2016, trong đó từ tháng 3 đến tháng 5, mỗi tháng sẽ có 6 đợt xả (gồm 7.3; 21.3; 5.4; 20.4; 4.5; 19.5), mỗi đợt xả liên tục trong 7 ngày, lưu lượng xả đề nghị là 2.300m3/ giây. Ngoài các đợt xả trên, đề nghị vận hành liên tục tối thiểu 40 - 60% số tổ máy. Từ tháng 6 đến tháng 8 sẽ xả liên tục, đề nghị xả theo khả năng nguồn nước đến, lưu lượng xả từ 1.740 – 2.890m3/ giây.

img

img

img

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem