Đề xuất tạo bứt phá cho thị trường nhà ở giá thấp

Thành An - Nguyễn Hòa Thứ sáu, ngày 16/11/2018 05:07 AM (GMT+7)
Trao đổi tại Hội thảo “Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều - cung ít, vì sao?” do báo Dân Việt tổ chức hôm qua (15.11), nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu đã đề xuất những giải pháp, những kiến nghị với các cơ quan chức năng để thúc đẩy thị trường nhà ở giá thấp.
Bình luận 0

img

 Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức Hội thảo Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều-cung ít, vì sao? Ảnh: Đàm Duy

Giá cả do cung cầu quyết định

Chia sẻ tại hội thảo, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh – chuyên gia kinh tế bày tỏ, hiện chúng ta đang tiếp cận ở mức độ giá, nhưng chất lượng căn hộ đảm bảo như thế nào thì chưa thấy nói.

img

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế phát biểu tại hội thảo Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều-cung ít, vì sao? Ảnh: Đàm Duy

Theo đó, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, việc đầu tiên là phải chuẩn hóa, ngoài chuẩn hóa căn hộ, đối tượng phục vụ là người thu nhập thấp thì người giàu cũng có quyền tiếp cận. “Hỗ trợ ai, hỗ trợ cho những người có nhu cầu nhà ở có đúng không, tôi cho rằng chưa chắc đã đúng”, TS Ánh nói.

Bên cạnh đó, chuyên gia kinh tế cũng nêu quan điểm về việc đưa ra ưu đãi, hỗ trợ là không đúng bản chất  của hộ bình dân. “Giá cả là do cung cầu quyết định. Với thị trường này đang tiếp cận cung cầu do giá quyết định, điều chỉnh cầu, cung thế nào để ra giá, cũng phải đặt ra. Để phát triển một cách thật sự, phát triển dựa trên quy tắc của thị trường”, TS Ánh nhấn mạnh.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) thẳng thắn đưa quan điểm: “Xin đừng đòi hỏi ưu đãi lãi suất, phải theo cung cầu, không thể nào có chuyện tôi bán nhà lời lãi tôi hưởng, yêu cầu nhà nước cho tôi ưu đãi. Mong các doanh nghiệp bất động sản phải quan tâm vấn đề này”.

img

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) phát biểu tại hội thảo Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều-cung ít, vì sao? Ảnh: Đàm Duy

“Nếu nói về vốn, đừng trông chờ nhiều vào nhà nước. Đừng mong chờ ngân hàng cho vay giá rẻ, họ phải tính lợi ích kinh tế của họ, có rủi ro cao hơn. Rõ ràng đừng hy vọng, ở đây phải tìm cách có nguồn vốn. Mong các doanh nghiệp tự mình tìm các nguồn vốn từ thị trường vốn để làm việc đó, nếu có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ở phương diện nào đó, nhà nước có hỗ trợ cho nhà ở, căn hộ bình dân ở mức nào đó, có điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp phải tự xác định đi theo thị trường, liên hệ bằng các cách khác nhau. Nhà nước hỗ trợ bằng cách giúp kết nối các hạ tầng sẵn có, cái đó có thể được”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh thêm.

Cần có giảm thiểu chi phí

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Vũ Xuân Thiện – nguyên Phó cục trưởng cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, căn hộ bình dân có hai loại, thứ nhất là căn hộ thị trường giá thấp, hai là nhà ở xã hội, người mua nhà là những người được lựa chọn đủ tiêu chuẩn.

img

Ông Vũ Xuân Thiện – nguyên Phó cục trưởng cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) phát biểu tại hội thảo Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều-cung ít, vì sao? Ảnh: Đàm Duy

Phân tích về việc tại sao hiện nay có việc cầu nhiều, cung ít, ông Thiện cho rằng, do lúc đầu khi nghiên cứu, rất ít người dân có nhu cầu mua, bây giờ khác, chất lượng tốt, kết cấu thẩm định chặt chẽ, rẻ vì có ưu đãi của nhà nước. “Nhà ở xã hội không mất tiền sử dụng đất, thuế VAT giảm 50%, thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm, chính vì thế mà giá giảm đi”, ông Thiện nói.

Đặc biệt, ông Thiện nhìn nhận, nhu cầu cần ở nhà giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội vẫn cao, chiếm trên 60%. Trong khi đó, quỹ đất không địa phương nào muốn nhả ra để làm nhà xã hội. “Họ nhả đất ra làm nhà thương mại thì thu được thuế; quan điểm của địa phương về các khu đô thị, khu nhà ở phải trích, địa phương không đôn đốc doanh nghiệp nhả đất để làm nhà ở xã hội, cuối cùng vẫn là nhà ở thương mại. Một phần cũng do quỹ đất làm nhà ở xã hội ở các địa phương rất khó khăn”, ông Thiện nói.

img

TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế phát biểu tại hội thảo Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều-cung ít, vì sao? Ảnh: Đàm Duy

Bên cạnh đó, ông Thiện cũng cho rằng, Chính phủ rất quan tâm đến xây dưng nhà ở thương mại giá thấp, nhưng thực hiện hạn chế không đồng bộ. Ông đề nghị “Chính phủ có chỉ thị rà soát lại tất cả các nội dung này.

Đồng thời, nguyên Phó cục trưởng Cục QLN&TT BĐS cho rằng, nhà nước cần hỗ trợ vốn đối với nhà ở xã hội, nếu không có hỗ trợ cho doanh nghiệp phải hỗ trợ cho người dân để mua; đối với căn hộ thương mại giá thấp, nếu địa phương có điều kiện hỗ trợ mức nào, chính sách khó mà hỗ trợ. “Phải có sự rà soát vào cuộc của các cơ quan chức năng, thì mới thực hiện tốt được”, ông Thiện nhấn mạnh.

Hội thảo cũng nhận được chia sẻ của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong. Theo đó, ông Phong đưa ra 4 đề xuất cần thiết tạo ra bứt phá cho thị trường này.

Thứ nhất, việc quy hoạch phải thực hiện hai điều là phải quy hoạch riêng cho nó, không để lổn nhổm với cao cấp và bình dân vào một chỗ; tiếp đến là thay vì chính sách thu 20% các căn hộ thương mại để làm nhà ở xã hội, cái này khó cho chủ đầu tư, thu tiền này, đưa vào quỹ phát triển nhà ở xã hội. Thứ hai, xây dưng bộ cơ cấu nhà ở xã hội từ 7 đế 70m, phù hợp với giá túi tiền, nhu cầu sống, bố trí các căn hộ ở những nơi phù hợp. Thứ ba, cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước, bao gồm: hỗ trợ về mặt tín dụng, lãi suất; phải có giảm thiểu tất cả các chi phí, cả tiêu cực phí cũng phải bỏ, nếu không cũng chiếm 1/3 giá; xây dưng cơ chế trả chậm, xử lý tranh chấp trả chậm ra. Thứ tư, tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn hóa nhà ở xã hội

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem