Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác: Các phương án để đảm bảo chạy tàu

Thế Anh Thứ sáu, ngày 29/10/2021 15:12 PM (GMT+7)
Đại diện Bộ GTVT cho biết, ngày 28/10, đại diện UBND TP.Hà Nội và chủ đầu tư dự án đã có buổi làm việc triển khai nội dung vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Bình luận 0

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT tập trung hoàn thiện các thủ tục để bàn giao cho Hà Nội đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác trong tháng 11/2021.

Ngày 29/10, trao đổi với PV Dân Việt, đại diện Bộ GTVT cho biết: "Hiện nay, Bộ GTVT vẫn đang chờ Hội đồng nghiệm thu Nhà nước họp và có kết luận cụ thể về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Sau đó, Bộ GTVT sẽ căn cứ vào kết luận này để tiến hành bàn giao lại cho TP.Hà Nội khai thác vận hành chính thức. Hiện nay, cả Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội đều đang nỗ lực phối hợp, xây dựng các phương án để đảm bảo chạy tàu".

Cũng theo đại diện Bộ GTVT, ngày 28/10, đại diện UBND TP.Hà Nội và chủ đầu tư dự án đã có buổi làm việc triển khai nội dung vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác: Bộ GTVT và Hà Nội đang làm gì? - Ảnh 1.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang chờ ngày vận hành chính thức. Ảnh: Nguyễn Chương

Tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (tuyến số 2A) sẽ hoạt động từ 5h đến 23h (phương án trước đó là từ 5h đến 22h). Mỗi đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông khai thác vận hành sẽ có 4 toa tàu mỗi toa chở được 240 hành khách, mỗi chuyến chở được 960 hành khách. Về tần suất, đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông có biểu đồ hoạt động giờ cao điểm 6 phút/chuyến, bình quân có 10 chuyến/giờ/hướng.

Theo Sở GTVT Hà Nội thông tin tới báo chí, hiện trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 51 tuyến buýt, chiếm gần 40% số lượng tuyến của toàn mạng buýt Hà Nội. Tính riêng tại khu vực ga Yên Nghĩa (ga cuối tuyến), hiện tại xe buýt đang vận chuyển được 14.072 hành khách/giờ. Tại ga Cát Linh (ga đầu tuyến) xe buýt đang vận chuyển được 6.180 lượt hành khách/giờ.

Trước đó, Chính phủ có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP.Hà Nội, TP.HCM và chỉ ra một số tồn tại thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Đến nay đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã tiến hành nghiệm thu và đã được cấp chứng nhận an toàn hệ thống, đủ điều kiện để bàn giao đưa vào vận hành khai thác. Toàn bộ kết quả này đã được báo cáo gửi Hội đồng kiểm tra nhà nước.

Sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng kiểm tra nhà nước, Bộ GTVT sẽ tiến hành bàn giao dự án cho UBND TP.Hà Nội tiếp nhận, vận hành khai thác theo quy định hiện hành.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía Tổng thầu thì chủ đầu tư (Bộ GTVT), Ban Quản lý dự án đường sắt cũng phải chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành dự án.

Cùng với đó, tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư. Chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND TP.Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng. Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem