Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó, dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2030, các huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng của TP Hà Nội dự kiến thành lập quận.
Theo Kinh tế & Đô thị, hiện nay, tại huyện Đan Phượng, nhiều đồ án có quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 do TP phê duyệt đã, đang triển khai xây dựng.
Đơn cử như khu chức năng đô thị Green City quy mô 130 ha đang được triển khai đầu tư xây dựng; Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng quy mô 45ha đang chuẩn bị thi công các hạng mục; Khu đô thị mới Tây Nam xã Tân Lập đã giải phóng mặt bằng diện tích 35 ha/42 ha. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung đầu tư xây dựng nhiều dự án hạ tầng xã hội, 8 tuyến đường giao thông cấp huyện có mặt cắt rộng 13 - 22 m.
Trong quá trình tập trung triển khai đầu tư, xây dựng lên quận đến năm 2025, huyện Đan Phượng cần giải quyết vướng mắc lớn nhất là hạ tầng khung và khai thác các quỹ đất phía Đông Vành đai 4.
Đồng thời, quỹ đất phía Tây Vành đai 4 chưa đáp ứng các tiêu chí lên phường. Thành phố cũng đang đề xuất xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài. Đối với các tuyến đường khung kết nối khu vực, thành phố đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ và giao cho huyện triển khai đầu tư xây dựng.
Để khai thác hiệuu quả quỹ đất phân khu đô thị S1, GS khu vực phía Đông Vành đai 4, thành phố kêu gọi đầu tư thực hiện xã hội hoá công tác lập quy hoạch chi tiết theo định hướng phát triển đô thị.
Giai đoạn 2015 - 2020, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 2.540 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 13%.
Thu nhập bình quân năm 2020 ước đạt 61,2 triệu đồng/người/năm, gấp 2,1 lần năm 2015. Đến hết năm 2019, huyện có 9 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Theo khảo sát của PV Dân Việt, những năm gần đây, giá đất huyện Đan Phượng liên tục tăng chóng mặt. Đặc biệt, giá đất tại các tuyến đường mới được phê duyệt, có nơi đã lên tới 90 triệu đồng/m2.
Cụ thể, như đất mặt đường QL32 giá dao động khoảng 80- 90 triệu đồng/m2, giá đất mặt đường Phan Xích từ 90 - 95 triệu đồng/m2; một số nơi nằm ở trục đường 79 có giá từ 70-80 triệu đồng/m2. Thậm chí, một số nơi không nằm ở mặt đường cũng có giá từ 50-70 triệu đồng/m2.
Trên một số diễn đàn, website bất động sản, giá đất Đan Phượng diễn ra hết sức sôi động.
Trên trang batdongsan.com, một mảnh đất được rao với giá 93 triệu đồng/m2 nằm ở đường Phan Xích, xã Tân Hội. Mảnh đất này được quảng cáo là có diện tích 73m2, nằm ở trục chính kinh doanh sầm uất nhất xã Tân Hội, rất "nở hậu phong thủy".
Hay trên trang alonhadat, một mảnh đất có diện tích 96m2 nằm ở quốc lộ 32, phố Tây Sơn, thị trấn Phùng được rao với giá 90 triệu đồng/m2. Theo người bán thì đây là giá đầu tư thời Covid-19, nếu không phải hơn 100 triệu đồng/m2. Mảnh đất nằm gần bệnh viện, Vinmart, trung tâm hành chính huyện...
Giá rẻ hơn chút, mảnh đất nằm ở Đồng Sậy, Đan Phượng được rao với giá 7 tỷ/103m2, tương đương 68 triệu đồng/m2. Đất được quảng cáo là nằm ở vị trí đắc địa nằm trên trục chính bệnh viện Đan Phượng Tân Hội đường rộng 60m; Có sẵn nhà cấp 4 về chỉ việc kinh doanh; Gần các dịch vụ tiện ích như: Chợ, quán coffe, nhà hàng, khu vui chơi...
Trên báo chí, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch VARS khẳng định, giá đất ngoại thành tăng là một kịch bản đã được đưa ra từ cuối năm trước. Tuy nhiên, với tốc độ và biên độ cao như hiện nay thì chỉ có "thổi" giá và sóng ảo.
Ông Đính phân tích, giá đất tăng tỷ lệ thuận với gia tăng cơ sở hạ tầng. Hay nói theo cách khác, đầu tư hạ tầng đến đâu thì giá đất tăng đến đó, tăng từng bước một. Nhưng ở các huyện ngoại thành hiện nay, hạ tầng chưa tăng nhiều, trong khi đó giá đất đã tăng gấp nhiều lần, qua đó cho thấy sự mất cân đối, trái quy luật.
So sánh trực quan, giá đất ngoại thành Hà Nội hiện nay đang bằng, thậm chí cao hơn so với các quận nội thành đã hoàn thiện, đồng bộ hạ tầng cơ sở như quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm... Điều này là bất bình thường.
Cũng theo ông Đính, nhu cầu đầu tư không dựa trên cơ sở phát triển bền vững, cộng với sự tăng giá ảo, dần dần sẽ tạo ra bong bóng, có thể dẫn đến sự đổ vỡ nào đó mà nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.
Bởi vì rất nhiều nguồn lực và vốn bị dồn vào những khu vực như vậy, với mục tiêu chỉ để đi buôn thay vì để sản xuất, phát triển... sẽ tạo ra nhiều rủi ro khi đầu tư. Do đó, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước khi rót tiền vào các dự án, đất nền đang có hiện tượng tăng giá "ảo", tăng đột biến trong thời gian ngắn.
Anh Đính khuyên, trước khi đầu tư hay mua đất ở phải tìm hiểu thật kỹ pháp lý, quy hoạch của dự án. Đồng thời, kiểm tra biên độ tăng giá đất trong vài tháng cho tới 1 năm. Nếu vượt quá 10 - 15% thì nên cảnh giác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.