Giáo dục nghề nghiệp sẽ "đột phá" nhờ hệ sinh thái truyền thông...!

Thùy Anh Thứ năm, ngày 13/05/2021 17:42 PM (GMT+7)
Bộ LĐTB-XH vừa ban hành kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong đó mở rộng truyền thông theo hướng đa dạng, nhiều chiều hướng tới xây dựng hệ sinh thái truyền thông về giáo dục nghề nghiệp.
Bình luận 0

Hoàn thiện kế hoạch truyền thông da đạng, hiệu quả 

Theo đó, giai đoạn 2021-2025, Bộ LĐTB-XH tập trung xây dựng, phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống nền tảng số. 

Đồng thời thực hiện truyền thông trên không gian công cộng: Các điểm văn hóa, du lịch, công viên, phương tiện giao thông công cộng… tiến tới xây dựng hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp.

Qua đó truyền tải đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân và toàn xã hội; lan tỏa sâu rộng hình ảnh, giá trị giáo dục nghề nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội; nâng cao nhận thức người dân, xã hội, doanh nghiệp và cải thiện hình ảnh giáo dục nghề nghiệp; tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp…

Năm 2021 giáo dục nghề nghiệp đặt mục tiêu tuyển sinh 2,5 triệu học sinh. Ảnh: N.T

Năm 2021, giáo dục nghề nghiệp đặt mục tiêu tuyển sinh 2,5 triệu học sinh. Ảnh: N.T

Mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2021-2023 sẽ xây dựng phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp. Giai đoạn 2024-2025: Tiếp tục phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp và tiến tới triển khai xây dựng, hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp.

Xác định rõ nhiệm vụ chính trị cần tạo đột phá chiến lược về phát triển nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công tác truyền thông giai đoạn 2021-2025 tập trung truyền tải về nội dung: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; lan tỏa các thông điệp của giáo dục nghề nghiệp: Đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam; giáo dục nghề nghiệp: Thực học, thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai; Tương lai tươi sáng cùng giáo dục nghề nghiệp…

Kinh phí hoạt động truyền thông được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn hợp pháp khác, xã hội hóa (tài trợ, viện trợ, ODA...)

Mục tiêu năm 2021 tuyển sinh 2,5 triệu người

Theo bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, tổng hợp báo cáo kết quả tuyển sinh của các địa phương, năm 2020, cả nước tuyển được 2,28 triệu người, đạt 100,9% kế hoạch năm, vượt kế hoạch năm 2020.

Trong đó, tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng đạt 580.000 người; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các hình thức đào tạo nghề nghiệp khác đạt 1,7 triệu người (đạt 101,2% kế hoạch năm).

Thời gian tới Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ thực hiện truyền thông rộng rãi nhằm thu hút lượng người đăng ký học nghề. Đây là một trong những bước hướng tới việc Xây dựng hệ sinh thái truyền thông về giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: N.T

Thời gian tới Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ thực hiện truyền thông rộng rãi nhằm thu hút lượng người đăng ký học nghề. Đây là một trong những bước hướng tới việc Xây dựng hệ sinh thái truyền thông về giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: N.T

Nếu tính cả giai đoạn 2016-2020, tuyển sinh đạt 11,077 triệu người (đạt 103% kế hoạch, tăng hơn 21% so với kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015), vượt kế hoạch được giao của giai đoạn 2016-2020.

Trong đó, tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp đạt hơn 2,47 triệu người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác đạt hơn 8,6 triệu người. Số lượng tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp đạt hơn 10,2 triệu người (đạt 108% kế hoạch).

Mục tiêu tuyển sinh 2,5 triệu người năm 2021. Giai đoạn 2021-2025, phát triển giáo dục nghề nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, gắn với giảm nghèo và an sinh xã hội để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2021-2030), kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2021-2025).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem