Hội Nông dân Hải Phòng: Giám sát quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại huyện Thủy Nguyên

Trần Phượng Thứ tư, ngày 29/09/2021 09:20 AM (GMT+7)
Ngày 28/9, Hội Nông dân Hải Phòng thực hiện giám sát việc quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Hải Phòng...
Bình luận 0

Theo ông Tạ Tuấn Minh, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng, công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý đất trồng lúa nói riêng trong những năm qua tại địa phương được thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Toàn xã có 159 ha đất trồng lúa nước và trên 13 ha đất trồng lúa, màu luân canh. Từ năm 2020 đến nay, diện tích đất trồng lúa trong quy hoạch của xã giảm gần 16 ha do quy hoạch và chuyển mục đích sang đất ở đô thị, đất ở nông thôn và thực hiện các công trình, dự án. Bên cạnh đó, có 22 ha đất trồng lúa được UBND huyện phê duyệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Hội Nông dân Hải Phòng: Giám sát quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại huyện Thủy Nguyên. - Ảnh 1.

Đoàn công tác thực hiện giám sát việc sử dụng đất ruộng tại địa bàn xã Đông Sơn, huyện thủy Nguyên, TP.Hải Phòng ngày 28/9. Ảnh: Trần Phượng

Hiện nay, xã có 2 hộ đăng ký chuyển đổi 1,67 ha đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản luân canh trồng lúa; Hội Nông dân xã đăng ký chuyển đổi 2 ha đất trồng lúa, hiện đang bỏ hoang sang đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Ông Minh cũng khẳng định, trên địa bàn xã không phát sinh các trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích từ đất lúa hoặc xây dựng các công trình trên đất trồng lúa. Tuy nhiên, hiện nay diện tích lúa ngày càng giảm do nông dân bỏ ruộng hoang, việc khuyến khích tích tụ ruộng để xây dựng các vùng sản xuất tập trung cũng gặp khó vì hạn mức tích tụ theo quy định lớn, trong khi diện tích đất nông nghiệp của xã phân bổ manh mún, chi phí đầu tư lớn…

Hội Nông dân Hải Phòng: Giám sát quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại huyện Thủy Nguyên. - Ảnh 2.

Hội Nông dân Hải Phòng: Giám sát quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại huyện Thủy Nguyên. - Ảnh 3.

Đoàn công tác thực tế tại phần đất canh tác của hộ ông Vũ Văn Đức, thôn 4, xã Đông Sơn, huyện thủy Nguyên, TP.Hải Phòng ngày 28/9. Ảnh: Trần Phượng

Ông Vũ Văn Đức, trú tại thôn 4, xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng cho biết, hộ ông nhận canh tác trên 1 ha phần diện tích đất lúa bỏ hoang hàng chục năm không ai cấy, hái. Khi nhận phần diện tích nêu trên, hộ ông phối hợp cùng với UBND xã Đông Sơn, các sở ngành chức năng để làm thủ tục chuyển đổi sang đất trồng hoa màu theo đúng qui định pháp luật. Thời gian nhận và canh tác sản xuất phần diện tích nêu trên đã được hơn 5 năm. Mô hình này của hộ ông Đức tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người dân địa phương. Đặc biệt, hộ ông tự chủ động về việc bao tiêu sản phẩm nên nhiều năm nay việc tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi, không bị gặp cảnh bị thương lái ép giá.

Hội Nông dân Hải Phòng: Giám sát quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại huyện Thủy Nguyên. - Ảnh 4.

Ông Vũ Văn Đức, hộ nhận canh tác đất ruộng bỏ hoang tại thôn 4, xã Đông Sơn, huyện thủy Nguyên, TP.Hải Phòng. Ảnh: Trần Phượng

Hội Nông dân Hải Phòng: Giám sát quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại huyện Thủy Nguyên. - Ảnh 5.

Ông Vũ Văn Đức, hộ nhận canh tác đất ruộng bỏ hoang tại thôn 4, xã Đông Sơn, huyện thủy Nguyên, TP.Hải Phòng. Ảnh: Trần Phượng

Thay mặt Đoàn công tác nêu trên, bà Nguyễn Thị Thoa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.Hải Phòng cho biết, qua thực tế sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của hộ ông Vũ Văn Đức ở thôn 4 và nghe báo cáo của UBND xã, Đoàn giám sát đánh giá xã Đông Sơn thực hiện nghiêm các quy định trong quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Việc sử dụng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện theo đúng quy định, đầy đủ các hồ sơ pháp lý, đúng mục đích. 

Đoàn giám sát đề nghị xã Đông Sơn tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm pháp luật về đất đai, trong đó có sử dụng đất trồng lúa theo Nghị định 62; tăng cường công tác quản lý về đất đai, nhất là đất nông nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho các hộ sản xuất nông nghiệp theo hướng xây dựng cánh đồng tập trung; quản lý, theo dõi chặt chẽ những diện tích chuyển đổi, tránh để tình trạng chuyển đổi tự phát, sai quy định. Hội Nông dân huyện Thủy Nguyên và xã Đông Sơn tiếp tục nâng cao vai trò giám sát tại cơ sở theo Quyết định 217.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem