Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Từ ngày 31/5 – 4/6 Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức 3 lớp tập huấn về kỹ năng giám sát và phản biện xã hội cho cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn 3 huyện, thành phố là Phú Lương, Định Hoá, Phổ Yên.
Mục đích của chương trình nhằm phát huy vai trò của tổ chức Hội Nông dân các cấp đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Cùng đó, kịp thời phát hiện và kiến nghị khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, xử lý sai phạm; sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần đảm bảo tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, đời sống xã hội và tính hiệu quả trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội.
Nội dung giám sát gồm: Giám sát chuyên đề (giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về Quy định chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên); giám sát thường xuyên (giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; việc thực hiện chính sách pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; bảo vệ môi trường nông thôn; việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia; việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn 2045; giám sát trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát của Hội Nông dân các cấp).
Ông Đặng Thái Bình – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh, công tác giám sát và phản biện xã hội, với mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, hội viên nông dân thông qua việc giám sát và phản biện xã hội đã góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn…
Theo ông Bình, qua đánh giá hoạt động giám sát và phản biện xã hội của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đạt được những kết quả ban đầu, góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém, phát huy quyền làm chủ của hội viên, nông dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được còn những tồn tại hạn chế. Do đó, trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các cấp Hội Nông dân trên địa bàn cần chú ý: Trong quá trình giám sát, phản biện xã hội bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đúng các nguyên tắc, quy định của pháp luật, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.
Các cấp Hội Nông dân cần lựa chọn nội dung giám sát, phản biện xã hội phù hợp với Hội nông dân; có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nông dân với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp với các cơ quan, ban ngành, tổ chức có liên quan.
Đặc biệt, hoạt động giám sát, phản biện không làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, phản biện xã hội.
Đồng thời, công tác giám sát, phản biện bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, thiết thực, hiệu quả và mang tính xây dựng; sau giám sát phản biện cần tiếp tục hậu kiểm về tính hiệu quả, tích cực thông qua hoạt động giám sát, phản biện…
Theo kế hoạch, chương trình tập huấn được tổ chức tại 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với 9 lớp tập huấn, mỗi lớp gồm 90 người. Trong tháng 6 và tháng 7, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục tập huấn cho 6 huyện, thành phố còn lại trên địa bàn tỉnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.