Kiến trúc hội quán Quảng Đông có tuổi thọ trăm năm tại Hà Nội

Thứ năm, ngày 30/12/2021 18:23 PM (GMT+7)
Với diện tích lên tới 1.800 m2, được ví như viên ngọc giấu kín nằm ngay giữa lòng phố cổ Hà Nội, hội quán Quảng Đông mới được phục dựng là một quần thể kiến trúc cổ kính, độc đáo đã tồn tại hơn một trăm năm nay.

Video: Ngắm kiến trúc Hội quán Quảng Đông trăm năm sau khi được phục dựng tại Hà Nội.

Hội quán Quảng Đông

Hơn 40 năm qua, khi đi qua địa chỉ 22 Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), phần lớn người dân chỉ biết nơi đây là trường Mẫu giáo Tuổi Thơ. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau chiếc cổng nhà trẻ ấy là cả một quần thể kiến trúc cổ kính, độc đáo đã tồn tại hơn một trăm năm, mang tên hội quán Quảng Đông mới được phục dựng.

Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông là một trong 2 hội quán còn lại tồn tại trong khu phố cổ Hà Nội, cùng với Hội quán Phúc Kiến tại số 40 Lãn Ông. Hội quán được hình thành do cộng đồng người Quảng Đông, sau khi nhà Thanh thôn tính nhà Minh, lưu vong sang xứ Nam và được triều đình Lê – Trịnh cho phép định cư tại phường Hà Khẩu (còn gọi là Giang Khẩu), tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương (khu vực phố Hàng Ngang, Hàng Buồm, Lãn Ông hiện nay).

Hội quán Quảng Đông

Những tấm bia đá khắc chữ tinh xảo trong hội quán Quảng Đông.

người Hoa kiều, Hội quán Quảng Đông

Trong tâm thức người Hoa kiều, hội quán Quảng Đông trở thành một không gian sinh hoạt cộng đồng quan trọng, nơi thờ Quan Công và Thiên Hậu, điểm giao dịch thỏa thuận buôn bán và còn là nơi phân xử tranh chấp thương mại giữa các thương nhân Hoa kiều, giống như trọng tài kinh tế bây giờ.

Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông được trả về với đúng kiến trúc ban đầu của nó. Việc tôn tạo và phục dựng hội quán Quảng Đông đã là một dấu ấn thành công trong nỗ lực bảo tồn di tích văn hóa và gìn giữ những dấu tích lịch sử có giá trị quan trọng của Hà Nội.

Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông không chỉ là một giao lộ tiếp điểm đơn thuần giữa hai dòng văn hóa, mà còn là một ngã ba tiếp xúc giữa 3 văn hóa Việt – Hoa – Pháp.

Hội quán Quảng Đông

Các đơn nguyên kiến trúc được bố trí theo quy luật truyền thống từ trước ra sau, từ tiền đường, phương đình, trung đường đến hậu cung. Ngoài ra, hội quán còn tiêu biểu cho kiến trúc Quảng Đông với kiểu mái có đầu hồi và đầu đao vuông bằng, sắc cạnh.

Hội quán Quảng Đông

Hội quán vẫn giữ nguyên lối kiến trúc điển hình phổ biến của các hội quán nói chung, với bốn dãy nhà bố cục hợp thành chữ “Khẩu” với thiên tĩnh ở giữa để lấy thoáng, lưu thông không khí và ánh sáng.

Hội quán Quảng Đông

Trong tâm thức người Hoa kiều, hội quán trở thành một không gian sinh hoạt cộng đồng quan trọng, nơi thờ Quan Công và Thiên Hậu, điểm giao dịch thỏa thuận buôn bán và còn là nơi phân xử tranh chấp thương mại giữa các thương nhân Hoa kiều, giống như trọng tài kinh tế bây giờ.

Hội quán Quảng Đông

Các họa tiết được điêu khắc tinh xảo trên các thanh trụ, cột tại hội quán Quảng Đông.

Hội quán Quảng Đông

Những kỷ vật về hội quán Quảng Đông được trưng bày tại "Không gian ký ức 22 Hàng Buồm".

Ngắm kiến trúc Hội quán Quảng Đông trăm năm sau khi được phục dựng tại Hà Nội - Ảnh 12.

Hội quán còn gắn liền với một nhân vật lịch sử quan trọng. Tôn Trung Sơn, trong quá trình hoạt động cách mạng và chuẩn bị cho Cách mạng Tân Hợi năm 1911, đã từng có thời gian lưu trú tại hội quán Quảng Đông vào giai đoạn năm 1903 – 1904. Trong quãng thời gian hơn tám tháng ở Hà Nội này, Tôn Trung Sơn chủ yếu hoạt động trong giới Hoa kiều và tìm cách liên hệ với các tổ chức yêu nước chống Pháp của Việt Nam. Tại hội quán Quảng Đông vẫn còn lưu giữ tấm bảng đá khắc, ghi nhận sự có mặt của Tôn Trung Sơn tại đây.

Hội quán Quảng Đông

Những kỷ vật về hội quán được trưng bày trong "Không gian ký ức 22 Hàng Buồm".

Hội quán Quảng Đông

Hình ảnh toàn bộ quá trình phục dựng hội quán Quảng Đông. KTS Di sản Nguyễn Hoàng Phương, BQL Phố cổ Hà Nội cho biết. “Theo những bước nghiên cứu dựa trên toàn bộ là bản đồ, Hội quán cũng biến đổi qua các quá trình thời gian khác nhau, từ một cấu trúc công trình theo không gian truyền thống của Việt Nam, rồi đến giai đoạn năm 1920-1930, toàn bộ những vật liệu được nhập từ Pháp về, kết cấu vòm cao ở giữa là kết cấu thép thì mới có thể có không gian lớn như hiện tại. Sau năm 1975, không gian hội quán Quảng Đông được trưng dụng để làm trường mẫu giáo, về sau ít ai biết đến sự hiện diện của nó. Việc trùng tu trở nên khó khăn và chúng tôi phải tìm hiểu rất kỹ trước khi phục dựng".

Hội quán Quảng Đông

Những phù điêu gốm nhiều màu sắc trên tường tiền đường được thực hiện vào lần trùng tu năm 1920, mang mô típ tái hiện các câu chuyện trong Tam Quốc Diễn nghĩa và Tây du ký, có nét tương đồng kỳ lạ với gốm Biên Hòa, một sản phẩm của người Minh Hương ở Nam bộ.

Hội quán Quảng Đông

Không gian tiền điện của hội quán sau khi được phục dựng và trở thành địa điểm tổ chức các cuộc triển lãm liên quan đến lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật. Việc tôn tạo và phục dựng hội quán Quảng Đông đã là một dấu ấn thành công trong nỗ lực bảo tồn di tích văn hóa và gìn giữ những dấu tích lịch sử có giá trị quan trọng của Hà Nội.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem