Làm báo cùng Dân Việt: Chuyện nhỏ mà không nhỏ ở nhà vệ sinh công cộng

Trương Quốc Phong (quận 7, TPHCM) Thứ năm, ngày 30/04/2020 16:38 PM (GMT+7)
Sau nhiều ngay quan sát tôi nhận thấy cô nhân viên dọn nhà vệ sinh công cộng cạnh siêu thị Satra không hề nhận của bất cứ ai một đồng bạc lẻ nào. Nhưng với tinh thần và trách nhiệm cao nhất, người phụ nữ này đã chăm chút cho không gian vệ sinh chung lúc nào cũng sạch bóng.
Bình luận 0

Bên hông siêu thị Satra nằm trên đường 3/2 (quận 10, TPHCM) có khu vệ sinh chung nam-nữ dành cho cán bộ, nhân viên và những người khách hàng đi mua sắm. Mỗi ngày tôi đều nhìn thấy có một cô trạc tuổi chừng 50 tuổi chăm chỉ làm vệ sinh, chốn công cộng nhưng lúc nào cũng sạch boong như toilet trong nhà.

Có lần đang ngồi bên trong tôi nghe tiếng cô nhắc nhở một vị khách nào đó vừa đi vệ sinh ra, vung vãi nước tùm lum và tệ hơn, anh ta quét đôi giày đất bôi bẩn từ “căn phòng chật hẹp” tới nơi bồn nước rửa mặt. Khi người đàn ông này đi rồi, tôi thấy cô lật đật dùng cây lau chùi dọn sạch.

Có lẽ, mỗi ngày khi ra đường chúng ta ít nhất một lần bước chân vào một phòng vệ sinh nào đó. Thế nhưng, liệu có ai trong mấy chúng ta kịp nghĩ và biết giữ gìn vệ sinh chung, biết thương hơn những người cần mẫn và âm thầm dọn dẹp vệ sinh trong các khu toilet công cộng ở các bến xe, trường học, ở các chợ, siêu thị hay trung tâm mua sắm...

Chúng ta đôi lúc hồn nhiên đến độ vương vãi những thứ không cần thiết, bôi bẩn không gian vệ sinh chung và nghĩ rằng, sẽ có một ai đó sẽ dọn sạch sẽ nó cho mình.

img

Vẩy nước văng tung tóe ra sàn là thói quen xấu của nhiều người khi đến nơi công cộng, tại khu vực nhà vệ sinh bên hông siêu thị Satra cũng vậy. Những vệt nước tung tóe như thế này làm phiền và gây cực hơn cho những người dọn vệ sinh. Ảnh: Trương Quốc Phong

Ở một số nơi, để thưởng công cho người làm công việc này, một thùng nhỏ được đặt ở khu vực dễ thấy. Ai có lòng thì bỏ vào dăm ba nghìn gì đó. Ai vội vã đành quên hoặc tiếc chút tiền lẻ của bản thân thì thôi, cũng chẳng ai lại nhắc.

Trở lại với cô lao công dọn vệ sinh nơi toilet công cộng tại siêu thị Satra, sau nhiều ngay quan sát tôi nhận thấy cô không hề nhận của bất cứ ai một đồng bạc lẻ nào. Nơi đây cũng không hề đặt cái thùng nhỏ cho người đi vệ sinh có thể cảm ơn.

Vậy nhưng với tinh thần và trách nhiệm cao nhất, người phụ nữ này đã chăm chút cho không gian vệ sinh chung lúc nào cũng sạch bóng. Tôi thậm chí còn thấy cô tận tâm dùng giấy thùng các-tông, vải cũ sạch sẽ lót dưới lối đi cho khách tiện di chuyển và sử dụng.

Một lần, trong lúc vào quán cà phê quen thuộc tôi nhìn thấy cảnh một cậu thanh niên giữ xe đang lúi húi bật hộp mì chuẩn bị cho nước sôi vào để ăn sáng. Cậu trai trẻ này cũng như người phụ nữ lau dọn vệ sinh kia, luôn ân cần khi tiếp nhận xe khách và lúc nào cũng nở nụ cười vui vẻ.

Cậu trai ấy làm nhân viên giữ xe, lĩnh lương tháng. Có hôm sau khi uống cà phê xong, tôi móc trong ví ra tờ 10.000 đồng tặng cậu. Lúc đầu cậu không dám lấy nhưng tôi ra ý cho cậu biết đó đơn giản chỉ là chút cảm ơn, cậu xứng đáng thì thấy cậu trai ấy vui vẻ hẳn. Cậu đón nhận tờ 10.000 đồng với sự trân trọng và rất lễ phép.

10.000 đồng không phải là số tiền lớn, thậm chí, nó còn không đủ để mua một hộp mì sa tế với nhiều tên gọi đính kèm gia vị nhưng đối với người lao động chân chính và tiết kiệm như cậu thì nó có thể được đổi bằng 2 bữa ăn sáng bằng những gói mì ăn liền!

img

Những hướng dẫn về rửa tay an toàn trong mùa cúm được đặt ở nơi dễ thấy tại nhà vệ sinh siêu thị Satra. Ảnh: Trương Quốc Phong

Trên đây là 2 mẩu chuyện nhỏ mà tôi chứng kiến, trải nghiệm trong thời gian qua. Với câu chuyện đầu tiên, nó khiến tôi suy nghĩ đến tinh thần ý thức và trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng. Nếu chúng ta ai cũng tự giác thì những người như cô lao công dọn vệ sinh kia sẽ đỡ nhọc xiết bao.

Nếu chúng ta ai cũng có ý thức bỏ rác đúng nơi, đúng chỗ thì môi trường sống xung quanh chúng ta sẽ trở nên sạch sẽ trong lành xiết bao. 

Còn ở câu chuyện thứ 2 về cậu trai trẻ giữ xe đầy trách nhiệm và niềm vui, hân hoan của cậu khi được khách tưởng thưởng cho 10.000 đồng lại khiến tôi nghĩ về việc chúng ta sẵn sàng vung vãi tiền ở những nơi làm đẹp, boa nhân viên ở các hàng quán, nhà hàng sang chảnh nhưng nhiều khi lại tiếc rẻ, tính từng đồng từng cắc với những người lao động khắc khổ, ở những nơi điều kiện phát triển không nhiều.

Câu chuyện khiến tôi nghĩ đến những vô lý của bản thân mà trước đây bản thân mình có thể cũng mắc phải. Việc này cũng khiến tôi nhớ đến câu chuyện mà có lần bạn tôi kể về việc cuối năm công ty lãnh thưởng, mọi người ai cũng tặng quà, chúc Tết và lì xì nhau thế nhưng không hề có một ai nhớ gửi một lời chúc hoặc lì xì lấy lộc may mắn cho cô lao công, bác bảo vệ.

Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt trân trọng mời quý độc giả tham dự cuộc thi "Làm báo cùng Dân Việt" nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Báo Điện tử Dân Việt. 

Bài dự thi gửi về Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt Lô E2 Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội; email: bandocdanviet2010@gmail.com; điện thoại liên hệ: 0982340700.

Tác phẩm gửi về đề nghị ghi rõ: Tham dự cuộc thi Làm báo cùng Dân Việt, kèm theo số điện thoại, địa chỉ của tác giả để tòa soạn liên hệ. 

Cơ cấu giải thưởng: 01 giải nhất trị giá 5 triệu đồng; 01 giải nhì trị giá 3 triệu đồng; 01 giải ba trị giá 2 triệu đồng. Mỗi tháng, Ban tổ chức sẽ lựa chọn tác phẩm có chất lượng của tháng để trao thưởng 1 triệu đồng/01 giải xuất sắc, 2 giải bài viết chất lượng 500.000 đồng/giải (Tổng giải tác phẩm chất lượng mỗi tháng là 2 triệu đồng).

Các bài viết được đăng tải sẽ được nhận nhuận bút theo quy định của Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem