Lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh trong quý II/2021?

Thùy Anh Thứ năm, ngày 04/03/2021 09:48 AM (GMT+7)
Kết thúc quý I/2021, nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi, dịch bệnh dần được kiểm soát. Theo tính toán của Hội đồng Tiền lương quốc gia, quý II/2021 sẽ xem xét việc có hoặc không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.
Bình luận 0

Dự thảo điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021

Bộ LĐTBXH vừa có dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu điều chỉnh lương tối thiểu vùng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 2021.

Lương tối thiểu vùng là mức lương được Chính phủ ban hành áp dụng cho khu vực doanh nghiệp. Đây là mức lương sàn thấp nhất để doanh nghiệp và người lao động lấy đó làm căn cứ thương thảo về vấn đề tiền lương.

Như thường lệ, hàng năm lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng để bù trượt giá, đáp ứng mức sống tối thiểu cho lao động. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh tác động mạnh tới hoạt động sản xuất kinh tế, nên năm 2020, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất bỏ phiếu chưa tăng lương tối thiểu vùng.

lương tối thiểu vùng năm 2021

Nhiều khả năng lương tối thiểu vùng sẽ chưa thể tăng trong quý II/2021. ẢNh: I.T

Trước đó, bộ Bộ LĐTBXH đã lấy ý kiến góp ý dự thảo báo cáo Chính phủ về lương tối thiểu vùng năm 2021. Theo đó, Bộ tiếp tục đề nghị chưa điều chỉnh lương tối thiểu nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi và đảm bảo việc làm.

"Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 còn diễn biến phức tạp, kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, chúng ta cần phải lựa chọn vấn đề ưu tiên để hỗ trợ phù hợp. Vấn đề tiền lương cho người lao động cần phải đặt trong bài toán tổng thể, xem xét các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo phát triển bền vững.

Mục tiêu trước mắt cần phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó kích thích nhu cầu sử dụng người lao động. Tránh tạo sức ép cho doanh nghiệp, gây nguy cơ đổ vỡ, mất việc làm sẽ khiến tình trạng thiếu việc làm xảy ra".

Ông Phạm Minh Huân - Nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH

Theo dự thảo xin ý kiến của Bộ LĐTBXH lần này, Bộ đã nêu rõ trước đó trong khuyến nghị trình Chính phủ vào tháng 8/2020, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã tính toán dựa trên kết quả mức sống dân cư năm 2018 và ước CPI mức 4 % giai đoạn 2019 - 2020 nhằm bù trượt giá, đảm bảo giá trị thực tế để đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Sau khi có kết quả CPI thực tế của từng năm, mức lương tối thiểu sẽ được cập nhật lại để đảm bảo mức sống tối thiểu làm căn cứ để tính cho các năm tiếp theo.

Lương tối thiểu vùng đã cao hơn mức sống tối thiểu vùng trong năm 2021

Trong phương án khuyến nghị Chính phủ về không điều chỉnh lương tối thiểu 2021, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã báo cáo rõ với dự kiến CPI tăng 4 %/năm thì mức lương tối thiểu năm 2020 đã cao hơn mức sống tối thiểu 1,51 %.

Trong thực tế, CPI của năm 2020 chỉ tăng 3,23 % nên lương tối thiểu vùng sau khi cập nhật lại đã đảm bảo cao hơn 2,28 % so với mức sống tối thiểu.

Theo dự thảo báo cáo, khi tiếp tục giữ nguyên mức lương tối thiểu này để áp dụng cho năm 2021 thì vẫn đáp ứng được mức sống tối thiểu. Trong khi đó, các chỉ tiêu về thất nghiệp, thiếu việc làm và doanh nghiệp giải thể, ngừng việc của năm 2020 đều tăng cao trái ngược với xu hướng giảm của những năm gần đây.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê về lao động, việc làm cả năm 2020, Bộ LĐTBXH cho rằng, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm của người lao động hiện vẫn còn nhiều khó khăn và chưa thể phục hồi như trước khi xảy ra dịch bệnh.

"Cả nước có hơn 100.000 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9 % so với năm 2019. Lực lượng lao động là 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương là 6,62 triệu đồng/người/tháng, giảm 75.000 đồng so với năm 2019..." - dự thảo nêu.

Điều này cho thấy năm 2020, lương tối thiểu vùng tăng nhưng thu nhập của người lao động giảm, do lương tối thiểu chỉ để đảm bảo mức sàn thấp nhất cho người lao động, tăng lương tối thiểu không dẫn đến việc tăng lương, thu nhập chung của người lao động.

tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Lương tối thiểu vùng năm 2021 đã tăng so với mức sống tối thiểu năm 2021 nhưng thu nhập của người lao động lại giảm. Ảnh: N.T

Trong khi đó, tình hình dịch Covid -19 bùng phát mới và còn phức tạp tại Việt Nam cũng như trên thế giới và chưa thể dự đoán được thời điểm kết thúc và mức độ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội trong nước từ nay tới năm 2021.

Trên cơ sở đó, dự thảo báo cáo của Bộ LĐTBXH đề xuất việc không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021 là phù hợp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi, duy trì việc làm cho người lao động và tái tham gia thị trường lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem