Chủ đề nóng
Móng tay có thể tiết lộ tuổi thọ của bạn

Móng tay có thể tiết lộ tuổi thọ của bạn. Ảnh: Anana_go - stock.adobe.com
Theo Tiến sĩ David Sinclair, giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard (Mỹ), móng tay thực sự là dấu hiệu rõ ràng về độ tuổi sinh học. Việc làm móng thường xuyên sẽ không mang lại bất kỳ cải thiện nào.
"Tốc độ mọc móng tay là một dấu hiệu về việc bạn đang lão hóa hay chưa", Tiến sĩ Sinclair chia sẻ trên podcast Lifespan của mình.
"Mỗi khi phải cắt móng tay, tôi lại nghĩ: Mình đã cắt móng tay bao lâu rồi?" ông nói thêm.
Sinclair đã trích dẫn một nghiên cứu năm 1979 trong đó các nhà nghiên cứu gắn các thước dây nhỏ vào 271 cá nhân và theo dõi sự phát triển của móng tay của họ trong nhiều năm.
Họ phát hiện ra rằng tốc độ phát triển của móng tay giảm khoảng 0,5% mỗi năm bắt đầu từ tuổi 30.
Nếu bạn thấy mình cần cắt móng tay thường xuyên hơn những người cùng tuổi, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có tuổi sinh học tốt.

Tốc độ mọc móng là dấu hiệu chỉ ra bạn có đang lão hóa hay không. Ảnh: Tania Zbrodko – stock.adobe.com
Móng tay mọc chậm hơn và trở nên giòn hơn hoặc có màu vàng khi bạn già đi là điều tự nhiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những thay đổi ở móng tay có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Ví dụ, móng tay màu trắng hoặc nhợt nhạt có thể báo hiệu tình trạng thiếu máu, bệnh gan, suy tim hoặc suy dinh dưỡng. Móng tay màu vàng có thể báo hiệu nhiễm nấm, tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp.
Mặc dù các đường gờ dọc là dấu hiệu phổ biến của lão hóa, nhưng móng tay có đường gờ cũng có thể do thiếu hụt dinh dưỡng hoặc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
Và tình trạng móng tay cong và dày có thể chỉ ra bệnh phổi, bệnh viêm ruột, bệnh tim mạch hoặc các vấn đề về gan.
Tốc độ phát triển của móng có thể chỉ ra tình trạng lão hóa, nhưng nếu móng tay của bạn yếu và dễ gãy hơn, có thể có những nguyên nhân khác.

Tiến sĩ David Sinclair - giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard (Mỹ). Ảnh: Wikimedia Commons
Tiến sĩ Mary Stevenson, bác sĩ phẫu thuật da liễu tại NYU Langone, cho biết có nhiều yếu tố có thể dẫn đến móng tay giòn, dễ bị gãy. Một trong số đó là không nạp đủ protein trong chế độ ăn uống, điều này sẽ dẫn đến ít keratin hơn, loại protein tạo nên móng tay. Thiếu hụt dinh dưỡng vitamin B và sắt cũng có thể gây hại.
Rửa tay, sử dụng các vật liệu làm sạch có tính mài mòn như xà phòng rửa chén và chất tẩy rửa và bị chấn thương ở nền móng cũng có thể làm móng tay yếu đi.
Bà cũng cảnh báo không nên cắt lớp biểu bì trong khi làm móng bởi lớp chúng giúp ngăn chặn vi khuẩn và nấm xâm nhập.
Hãy cân nhắc về việc sơn móng tay, bởi quá nhiều acetone hoặc chất mài mòn có thể làm mỏng móng, hoặc làm móng tay yếu đi.
Bà khuyên dùng biotin và sắt để làm móng chắc khỏe và dài hơn, nhưng lưu ý rằng phải mất nhiều tháng bổ sung mới thấy được sự khác biệt.
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Tỉnh dự kiến sáp nhập nằm trong top 3 diện tích nhỏ nhất cả nước có đặc sản gì?
Một vùng đất nhỏ bé nhưng chứa đựng những tinh hoa ẩm thực trứ danh, nay dự kiến sáp nhập. Liệu món ăn nức tiếng như nhãn lồng, tương thơm, giống gà “chân rồng” có còn giữ nguyên bản sắc?