Muốn phú quý, ngôi nhà của bạn chỉ cần sở hữu vật liệu này!

Thứ tư, ngày 14/10/2020 08:48 AM (GMT+7)
Có một vật liệu được coi là "con cưng" của ngành xây dựng, ẩn chứa những câu chuyện độc đáo và ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho phú quý có tên gọi là lưu ly.
Bình luận 0

Tại Trung Quốc, trong các tòa nhà cổ kính, đặc biệt là hoàng cung cổ và đền chùa, bạn có thể nhìn thấy một loại kết cấu mang tên "ngói lưu ly". Tại việt nam, ngói lưu ly còn có tên gọi là Ngói âm dương, hay hiểu nôm na là ngói tráng men. Có thể nói, ngói tráng men luôn là con cưng của ngành xây dựng bởi độ bền, độ bóng, màu sắc tươi sáng, từ trang trí ban đầu đến sử dụng quy mô lớn và ứng dụng trong các lăng tẩm đã chứng tỏ được sức mạnh của loại gạch này.

Muốn phú quý, ngôi nhà của bạn chỉ cần sở hữu vật liệu này! - Ảnh 1.

Trên thực tế, có một câu chuyện khá hay về nguồn gốc của từ "lưu ly".

Khi Phạm Lãi phụ trách giám sát chế tạo kiếm cho Việt Vương Câu Tiễn, ông đã phát hiện ra lưu ly trong đống phế liệu sau khi chế tác. Lúc bấy giờ, vì men màu rực rỡ của lưu ly nên nó được dâng lên Việt vương, sau đó được vua đặt tên là "Lãi" (âm đọc là Lí) và ban thưởng cho ông. Phạm Lãi đã đem lưu ly chế tạo thành đồ trang sức và đem tặng cho Tây Thi.

Sau đó, Tây Thi phải rời đi nước Ngô, nước mắt rơi trên trang sức, khiến nó tỏa ánh hào quang rực rỡ. Những ánh màu trên miếng trang sức lóng lánh như những bài hát và giọt nước mắt của Tây Thi khi chia tay Phạm Lãi, khung cảnh thê lương nhưng cũng nói lên sự kiên trinh của nàng Tây Thi. Bởi vậy mà người đời gọi tên là "Lưu Lãi", sau thành Lưu ly (Ly trong từ ly biệt, cùng âm đọc với từ Lãi).

Trên thực tế, giống như nhiều câu chuyện về sản phẩm khác, lưu ly cũng sẽ sử dụng một số điểm kinh điển để làm nổi bật sự quyến rũ của nó. Tuy nhiên, phải công nhận rằng sản xuất lưu ly quả thật là một quá trình phức tạp, phi tự nhiên, và điều bất ngờ là nguyên liệu sớm nhất hóa ra lại là "phế thải" từ nghề đúc đồng.

Nhiệt độ chế luyện lưu ly rất cao, thường hơn 1000 ° C. Ở nhiệt độ này, đồng, sắt, thủy ngân và các chất khác đồng thời thêm canxit (một khoáng chất canxi cacbonat) là có thể chế tác thành. Tuy nhiên, do nguyên liệu có chứa nhiều tạp chất khác nhau nên dù có lấy được nguyên liệu làm lưu ly rồi dùng để chế tạo đồ dùng thì tỷ lệ thành công vẫn rất thấp. Chính điều này quyết định "giá trị" của nó trong thời cổ đại.

Muốn phú quý, ngôi nhà của bạn chỉ cần sở hữu vật liệu này! - Ảnh 2.

Trên thực tế, ngói lưu ly chỉ có ở thời Nam và Bắc triều.

Người xưa luôn có thói quen tráng men lên gạch ngói, đến khi xuất hiện ngói lưu ly mới từ bỏ cách làm này. Giai đoạn này cũng trải qua một thời gian khá dài. Trong triều đại Bắc Ngụy, kỹ thuật làm ngói lưu ly đã được truyền đến vùng trung nguyên, nhưng nó cũng sớm bị thất truyền. Cho đến thời nhà Tùy, một người thợ thủ công tên là Hà Trù (He Chou) cuối cùng đã giải mã được những khó khăn về kỹ thuật. Vào thời nhà Đường, việc sử dụng ngói lưu ly đã trở nên phổ biến hơn.

Bởi vì ngói lưu ly có nhiều ưu điểm mà các vật liệu xây dựng khác không có được, đặc biệt là màu sắc lộng lẫy, cùng với sự khéo léo đặc biệt trong kỹ thuật chế tạo, nó nghiễm nhiên trở thành vật liệu xây dựng bắt buộc phải lựa chọn của hoàng gia.

Muốn phú quý, ngôi nhà của bạn chỉ cần sở hữu vật liệu này! - Ảnh 3.

Chúng ta đều biết, sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc và màu sắc luôn được quan tâm hàng đầu trong kiến trúc cung đình Trung Hoa.

Vào thời nhà Tống, trong cuốn "Kiến tạo pháp thí" thậm chí còn quy định rõ ràng hơn mục đích sử dụng của các màu sắc khác nhau, không chỉ phản ánh địa vị cao quý của hoàng gia, mà còn phản ánh đẳng cấp, và lưu ly có thể thỏa mãn điểm này.

Lưu ly được làm chủ yếu bằng phương pháp "nung", trải qua hai lần nhiệt độ cao, nên độ nóng đối với lưu ly rất quan trọng, nếu nhiệt độ quá cao thì số lượng bong bóng khí sẽ giảm, nhưng độ bóng khó lên, men màu không dày, không có cảm giác trang trọng.

Tất nhiên, lưu ly cũng có khuyết điểm, trong đó "trọng lượng" là một yếu tố khó cân bằng. Ngoài ra, chất chì cũng được sử dụng để tráng men. Do đó, theo năm tháng, lưu ly sẽ bị ăn mòn bởi độ ẩm và khí sunfua, gây ra hiện tượng "gỉ bột" cho đến khi hư hỏng.

Muốn phú quý, ngôi nhà của bạn chỉ cần sở hữu vật liệu này! - Ảnh 4.

Nếu đã từng tới Tử Cấm Thành, mọi người có thể nhìn thấy ngói lưu ly tráng men màu vàng tượng trưng cho địa vị hoàng gia ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, hầu hết trong số chúng đến từ thời nhà Minh, và một số nhỏ được đánh số vào thời nhà Thanh.

Trên thực tế, nhìn vào một số tài liệu, người ta ghi lại rằng nguồn nguyên liệu lưu ly ban đầu, một số đến từ Đương Đồ( Dangtu), An Huy, một số khác ghi chép nguồn gốc từ Bắc Kinh. Cuối cùng, một số học giả đã kiểm tra ngói lưu ly và thực sự tìm thấy nguyên liệu thô tại địa phương. Tuy nhiên, cần phải có thời gian để xác minh xem tất cả ngói lưu ly có phải được nung tại Bắc Kinh hay không.

Tất nhiên, với sự tiến bộ của thời gian và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngói lưu ly hiện nay về cơ bản được chế tạo không theo phương pháp cổ xưa, bởi vậy cũng đã tránh được một số khuyết điểm của ngói lưu ly truyền thống như quá nặng hay "hiện tượng chống chì" …Vì vậy, trong ngành xây dựng hiện nay, việc sử dụng gạch tráng ngói lưu ly vẫn trở nên phổ biến.

Muốn phú quý, ngôi nhà của bạn chỉ cần sở hữu vật liệu này! - Ảnh 5.

Trên thực tế, những thứ quý giá từ xa xưa đều có một số "ẩn ý", và lưu ly cũng không ngoại lệ.

Mặc dù ngói lưu ly là một loại thành phẩm, ngoại trừ các công trình kiến trúc cung đình, ngói lưu ly còn được sử dụng phổ biến trong các đền chùa. Ngoài ra, trong mắt các tín đồ Phật giáo, lưu ly không chỉ là "linh vật" để trừ tai họa, tà ma mà còn là một trong "thất bảo" của Phật giáo. Tuy nhiên, đến thời nhà Minh, các chế phẩm lưu ly về cơ bản đã thất truyền, chỉ còn được ghi lại trong các truyền thuyết, tiểu thuyết về thần và yêu quái, ví dụ nhưu Sa tăng trong "Tây Du Ký" vì làm vỡ một chiếc chén lưu ly mà bị giáng xuống trần.

Theo một số tài liệu, thuật ngữ "lưu ly" là một ngôn ngữ cổ của Ấn Độ. Được biết, Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ cổ đại vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên và sau đó truyền sang Trung Quốc. Vào thời điểm đó, "lưu ly" được dùng để chỉ một loại "đá quý" có màu "xanh nhạt". Khi Hà Trù học nghề thủ công, ông cũng làm các đồ sứ màu xanh, sau đó, phát triển cho tới ngày nay, điều chế ra hàng loạt men màu khác nhau, lưu ly mới được sử dụng trên quy mô lớn. Bởi vậy mà ngói lưu ly tới thời điểm hiện tại càng thể hiện rõ chức năng trang trí và tính biểu tượng.

Muốn phú quý, ngôi nhà của bạn chỉ cần sở hữu vật liệu này! - Ảnh 6.

Ngói lưu ly chỉ là một phần của văn hóa kiến trúc Trung Quốc, mặc dù các phương pháp cổ xưa không còn được sử dụng nhưng trong các công trình kiến trúc cổ, những thành phần mang theo lịch sử ấy đã nói lên ý nghĩa sâu sắc bằng những câu chuyện độc đáo của chúng. Vì vậy, chỉ có thông qua tìm hiểu nguồn gốc, chúng ta mới có thể hiểu được rằng văn hóa nguyên thủy bên trong lưu ly sâu sắc đến vậy. Bất kể ai lại gần chúng, những gì đập vào mắt không còn là một vật thể im lặng mà thể hiện rõ ràng ẩn ý của quá khứ.

S.S (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem