Nhặt thứ rau đặc sản đắt tiền này ngoài biển Đà Nẵng, đêm tối rọi đèn pin, cẩn thận kẻo té ngã

Cứ vào những tháng cuối năm khi cái lạnh bắt đầu, tại làng chài Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) thì cũng là lúc người dân nơi đây bước vào mùa cạo rong mứt.

Đây một loại rong biển mọc bám trên các tảng đá dưới những lớp sóng ven biển, thường được khai thác vào mùa lạnh, từ tháng 12 đến tháng 4 hằng năm.

Để khai thác được loại nong này, người dân làng chài Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) phải theo con nước, lựa lúc thủy triều rút để ra khai thác, người dân phải ngâm mình dưới nước biển lạnh giá hàng giờ đồng hồ.

Họ phải đi xa bờ hàng trăm mét, bám trên những ghềnh đá cheo leo, trơn trượt và đầy nguy hiểm, chịu đựng từng đợt sóng mạnh ập vào người để mưu sinh.

Dụng cụ để khai thác là một chiếc vợt và một tấm kim loại mỏng, tròn bằng miệng bát, nhóm người nhảy xuống nước bắt đầu công việc. Tuy nhiên, thu nhập từ công việc này không cao, chỉ vài trăm nghìn đồng mỗi ngày.

Bà Huỳnh Thị Trung (trú ở phường Nam Ô 2, quận Liên Chiểu) cho biết, muốn thu hoạch rong mứt phải dậy từ 2 giờ sáng mỗi ngày, khi thủy triều rút. Người dân phải ra xa bờ, bám trên những ghềnh đá trơn trượt để cạo mứt.

"Công việc này rất nguy hiểm, vì chỉ cần sẩy chân là có thể bị sóng cuốn ra biển. Nhưng thu nhập mỗi ngày chỉ được vài trăm nghìn đồng, đủ lo cho cuộc sống hàng ngày của gia đình", bà Trung chia sẻ.
RONG MỨT-MÓN NGON BỔ DƯỠNG
Rong mứt hay còn gọi là rong mứt biển, rong biển đen, tên khoa học là Porphyra, thuộc ngành tảo đỏ Rhodophyta sinh sống và phát triển tự nhiên ở khu vực nước lợ hoặc vùng nước biển nông các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Rong mứt được khai thác nhiều ở các tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Phú Yên, Ninh Thuận...
Rong mứt có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp hàng chục lần rong khác do chứa các acid amin, các vitamin B, B2, A, C và các nguyên tố vi lượng; khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người, trong khi hàm lượng chất béo không cao, rất thích hợp cho người ăn kiêng và bị tiểu đường.
Một trong những cách thức chế biến rong mứt được nhiều người ưa thích nhất đó là canh rong biển. Canh rong mứt thường nấu với thịt bò, sườn lợn non, tôm khô, đậu hũ non, hoặc đơn giản là nấu canh rong mứt với cá.

Nhiều người đi xuyên đêm đến sáng để thu hoạch mứt. Họ đánh cược mạng sống của mình trên những tảng đá trơn trượt, nguy hiểm để mưu sinh.

Những đợt sóng lớn bất ngờ có thể cuốn phăng người ra biển.

Được biết, mỗi đêm một người có thể hái được khoảng 2-4kg mứt tươi, với giá đầu mùa lên đến 200.000 đồng/kg. Sau khi phơi khô, giá mứt có thể tăng gấp 5-6 lần.
VÌ SAO RONG MỨT LẠI ĐƯỢC ƯA CHUỘNG?
Theo các nhà dinh dưỡng học, nhất là những nhà dinh dưỡng chuyên về các loại rong thực phẩm thì rong mứt là 1 trong 3 loại rong biển hiện được ưa chuộng nhất thế giới.
Rong mứt vốn được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm dinh dưỡng là bởi chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm.
Đặc biệt, chất Lignans trong rong mứt được xem là có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u, hạn chế tế bào ung thư vào máu và di căn trên các phần khác của cơ thể.
Ngoài ra, chất Lignans còn ngăn chặn sự tổng hợp estrogen trong các tế bào với hiệu quả tương tự một số loại thuốc dùng trong hóa trị ung thư.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.