Cơ hội bứt phá nhờ hạ tầng
Theo nhận định của giới chuyên gia, thị trường bất động sản Bình Dương liên tục phát triển mạnh trong thời gian qua một phần hưởng lợi từ chính sách mở cửa đầu tư & hạ tầng của Bình Dương ngày một phát triển.
Toàn tỉnh hiện có 3 thành phố (Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An), TP Thủ Dầu Một được công nhận đô thị loại I và TX Bến Cát, TX Tân Uyên được công nhận đô thị loại III.
Việc kết nối giao thông giữa Bình Dương – TP.HCM và các tỉnh lận cận trở nên thuận lợi nhờ hạ tầng giao thông hoàn chỉnh đồng bộ. Hiện tại, Cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn đang dần hoàn thiện thông tuyến đoạn TP.Thủ Dầu Một và TX.Bến Cát, huyện Bàu Bàng.
Tuyến Quốc lộ 13 giao Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng (Nguồn: An Lạc Việt Land)
Thị trường bất động sản Bình Dương hiện đang nóng lên từng ngày trước thông tin hàng loạt tuyến giao thông trọng điểm sắp được mở rộng & triển khai xây dựng như: Quốc lộ 13, Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Cao tốc Đức Hòa - Chơn Thành, Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng…
Những chỉ số tăng trưởng ấn tượng
Nhiều năm liền, Bình Dương luôn nằm trong Top những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Theo UBND tỉnh, tổng 8 tháng đầu năm 2020, tỉnh đã thu hút được 1,38 tỷ USD (đạt 81,3% kế hoạch năm 2020).
Hiện toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp tổng quy mô 10.000ha, chiếm ¼ diện tích KCN toàn miền Nam, tỉ lệ lấp đầy trung bình trên 70%. Bình Dương cũng đã được phê duyệt quy hoạch phát triển 34 KCN với tổng diện tích 14.790ha.
Khu công nghiệp Vsip 1 (Nguồn: Internet)
Đặc biệt, Bình Dương là địa phương đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hai lần liên tiếp được vinh danh là đô thị có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu thế giới (Smart21) của ICF. Và là tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước, đạt 80.1% năm 2019.
Hưởng lợi công nghiệp & Xu hướng chuyển dịch về vùng ven
Trong bối cảnh quỹ đất TP.HCM ngày càng “khan hiếm” và các dự án tại thành phố này tiếp tục gặp điểm nghẽn về vấn đề pháp lý, Bình Dương trở thành điểm sáng trong xu hướng dịch chuyển bất động sản về vùng ven.
Nằm giáp ranh TP.HCM, diện tích của Bình Dương (2.694,4 km2) xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ, lớn hơn diện tích của TP.HCM (2.095,239 km²). Tuy nhiên, Bình Dương có lợi thế cực lớn để phát triển bất động sản bởi tổng dân số của Bình Dương tính đến năm 2019 vẫn còn thua xa tổng dân số của TP.HCM với các con số tương ứng lần lượt là 2.455.865 người – 8.993.082 người.
Là "Thủ phủ công nghiệp" của Việt Nam, mỗi năm Bình Dương thu hút một lượng lớn chuyên gia nước ngoài, lao động từ khắp nơi đến làm việc & sinh sống, qua đó gián tiếp tác động tới tăng nhu cầu nhà ở của người dân. Tỉnh cũng đang quy hoạch phát triển thêm nhiều khu công nghiệp, mở rộng quy mô ngày càng lớn. Dự tính khi hoàn thành, nhu cầu về nhà ở sẽ tăng lên nhiều hơn nữa.
Khu đô thị Bàu Bàng “án ngữ” ngay cửa ngõ phía Bắc tỉnh Bình Dương (Nguồn: An Lạc Việt Land)
Bắt kịp xu thế, đáp ứng nhu cầu, hàng loạt “ông lớn” địa ốc đã “đổ bộ” Bình Dương để phát triển dự án điển hình Khu đô thị Thăng Long 2 của An Lạc Việt Land, là một trong những dự án tiêu biểu.
Dự án Thăng Long 2 quy mô 18.15 ha, cung ứng cho thị trường hơn 1.000 sản phẩm, gồm shophouse xây sẵn và đất nền xây nhà phố, biệt thự.
Đại diện An Lạc Việt Land cho biết: "Dự án sẽ là cái tên án được săn đón tại Bàu Bàng vào cuối năm 2020, là tâm điểm của thị trường đầu tư phía Bắc Bình Dương giai đoạn hậu Covid-19 và được chính thức giới thiệu ra thị trường trong tháng 11/2020”.
Có thể thấy, Bình Dương giờ đây không đơn thuần là “sân sau” của TP.HCM mà đã trở thành cực phát triển trọng điểm - độc lập, bật lên từ chính thế mạnh sở hữu và vai trò thiết yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tốc độ phát triển như “vũ bão” của “thủ phủ công nghiệp Việt Nam” hứa hẹn kéo theo sự bùng nổ về nguồn cung & tiềm năng tăng giá của thị trường bất động sản Bình Dương trong giai đoạn 2020-2021.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.