28 con gà chọi "đại chiến" nảy lửa, khán giả Ninh Bình vây kín, hồi hộp, reo hò, cổ vũ
Tại sân Lễ hội Hoa Lư (xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư), đang diễn ra hội thi chọi gà do Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình tổ chức.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhắc đến núi rừng Tây Bắc, không thể không nhắc đến hoa ban. Hàng ngàn đời nay, hoa ban đã mặc nhiên đi vào đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào Thái.
Hoa ban có năm cánh xòe thành hình quạt, với nhiều sắc màu như ban tím, ban trắng, ban đỏ, nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa ban trắng.
Màu trắng hoa ban, biểu tượng bất diệt cho tình yêu trong sáng, thủy chung của các chàng trai, cô gái. Ảnh: Phạm Đông
Vào khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3 hàng năm, trên những cánh rừng, trong các bản làng hay trên những con phố của vùng cao Tây Bắc, hoa ban nở trắng trời, trắng đất. Từng chùm ban trắng bao phủ cả thung sâu rồi lại leo vút lên cao bồng bềnh như mây vắt ngang đỉnh núi, điểm những chấm trắng muốt lên nền trời xanh thẳm.
Trên những triền núi, màu trắng hoa ban xen giữa màu xanh của rừng cây tạo nên bức tranh sinh động. Ảnh: Phạm Đông
Theo già làng Lò Văn Chiến, bản Cò Nòi, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) chia sẻ: Năm nay ông đã ngoài 60 tuổi, từ khi sinh ra, lớn lên ông và những người dân trong bản đã gắn liền với cây hoa ban. Hoa ban không chỉ là một loài hoa đẹp, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, khi những cánh hoa ban bung nở cũng là lúc đồng bào dân tộc Tây Bắc chuẩn bị cho một vụ mùa gieo trồng trên nương.
Hoa Ban được ví như người con gái Thái với vẻ đẹp dịu dàng, trong trắng, thủy chung. Ảnh: Phạm Đông
Trước kia do phương tiện thông tin còn hạn chế, việc nắm bắt thông tin dự báo về thời tiết không được thuận tiện như bây giờ.
Để biết, cũng như năm được khoảng thời gian gieo trồng những cây trên nương, những người nông dân vùng cao Tây Bắc phải bám vào thiên nhiên, quan sát những thay đổi của các loại cây mọc tự nhiên trên rừng, đặc biệt là sự thay đổi của cây hoa ban.
Hoa Ban gắn liền với cuộc sống người dân nơi vùng núi cao. Ảnh: Phạm Đông
"Khi hoa Ban nở, những người nông dân như chúng tôi chuẩn bị cuốc, chuẩn bị cày lên nương dọn cỏ khô. Lúc những quả hoa ban cuối cùng rụng xuống đất, thời điểm này cũng là lúc người nông dân bắt đầu gieo các loại cây trồng trên nương. Lúc này vào khoảng tháng 4, thời tiết bắt đầu thay đổi, trời bắt đầu đổ những cơn mưa. Có mưa, đất mới ẩm người nông dân tra hạt ngô, hạt lạc trên nương mới mọc lên và sống được"- ông Chiến lý giải.
Trong cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc, vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện kể về sự tích hoa ban. Cách kể và tên nhân vật của các truyện tuy có khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ dùng hoa ban làm biểu tượng cho sự thủy chung trong tình yêu đôi lứa.
Trong mâm cơm hàng ngày của gia đình người Thái hay bữa tiệc đón khách phương xa, món đặc sản hoa Ban nộm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần được thưởng thức. Ảnh: Phạm Đông
"Từ xa xưa cũng có rất nhiều truyền thuyết kể về hoa ban như chuyện chàng Khum – Nàng Ban và nhiều chuyện khác nữa. Chuyện kể về tình yêu của đôi trai gái dù bị cha mẹ ngăn cấm nhưng vẫn một lòng chung thủy son sắt. Chính vì vậy hoa ban có màu trắng tinh khiết của cô gái và màu tím thủy chung của tình yêu lứa đôi. Hoa ban tượng trưng cho người con gái Thái, biểu tượng của tình yêu đôi lứa, đồng thời là sự hiếu thảo và biết ơn trân trọng", ông Chiến nói.
Mùa hoa ban nở cũng hàng năm là dịp đồng bào dân tộc Thái mở các lễ hội như xên bản, xên mường, Nàng Han, Then Kin Pang hay lễ hội Hoa Ban. Ảnh: Phạm Đông
Bà Quàng Thị Lan, xã Hua La, thành phố Sơn La, chia sẻ: Đối với đồng bào người Thái, cây ban có rất nhiều công dụng, vỏ cây ban dùng nhuộm vải chàm giữ được màu bền đẹp; hoa và lá ban sao vàng hạ thổ, là vị thuốc quý trị chứng ho khan hoặc viêm họng rất tốt; quả cây ban bóc lấy hạt luộc hoặc nấu cũng rất ngon; búp ban non cũng là món ăn quen thuộc của người Thái.
Trên những triền núi, màu trắng hoa ban xen giữa màu xanh của rừng cây tạo nên bức tranh sinh động. Ảnh: Phạm Đông
Mùa ban nở hàng năm cũng là dịp để đồng bào Thái Tây Bắc tổ chức nhiều lễ hội như: Xên bản, xên mường, Then Kin Pang hay lễ hội Hoa Ban...
Bà con dùng hoa ban để trang trí làm đẹp và chế biến các món ẩm thực, dâng lễ cầu mùa, cầu phúc và gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống thanh bình, no ấm nơi bản mường.
Trong lịch sử, hai tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh từng có lúc sáp nhập là một phần của tỉnh Gia Định rộng lớn; một phần của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một đặc khu.
Tại sân Lễ hội Hoa Lư (xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư), đang diễn ra hội thi chọi gà do Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình tổ chức.
Với 7.000m2 đất dốc trồng cam V2, gia đình ông Phan Văn Hữu (khu 2, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) “bỏ túi” hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những năm gần đây, xã Dương Hồng Thủy (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) thực hiện chuyển đổi diện tích đất cấy lúa năng suất kém sang mô hình phát triển kinh tế trang trại và nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.