Dân Việt

Mục sở thị quy trình làm ra sợi bún đặc biệt, nức tiếng đất Hà thành

Thanh Tâm 08/02/2023 06:53 GMT+7
Làng Bặt (xã Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm bún. Bún làng Bặt được biết đến như một đặc sản nổi tiếng "Bún bánh kẻ Bặt, dưa gang kẻ Đình".

Quy trình làm ra bún làng Bặt nổi tiếng khắp Hà thành. Thực hiện: Thanh Tâm.

Mục sở thị quy trình làm ra sợi bún đặc biệt, nức tiếng đất Hà thành  - Ảnh 2.

Cả làng Bặt gồm 3 thôn Bặt Ngõ, Bặt Chùa và Bặt Trung đều đang phát triển mạnh, với tổng 30 hộ tham gia làm nghề làm bún truyền thống.

Mục sở thị quy trình làm ra sợi bún đặc biệt, nức tiếng đất Hà thành  - Ảnh 3.

Để làm ra những sợi bún Bặt nức tiếng gần xa thì không đơn giản, ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã rất khắt khe. Gạo phải là thứ gạo tẻ không quá dẻo, được vo, đãi sạch sẽ, sau đó sẽ được xay thành bột. Hàng ngày trên các chuyến xe, những thúng bún nóng hổi hối hả rời làng quê đến mọi nơi trong thành phố, mang theo mong ước về cuộc sống no ấm của người dân làng Bặt.

Mục sở thị quy trình làm ra sợi bún đặc biệt, nức tiếng đất Hà thành  - Ảnh 4.

Chị Nguyễn Thị Phương Thảo, thợ làm bún cho hay, trước kia, công việc làm bún thủ công rất vất vả. Người thợ phải thức khuya dậy sớm, cả gia đình làm từ đêm khuya đến sáng sớm cũng chỉ được khoảng 50kg bún. Nay nhờ máy móc hiện đại mà người thợ đã bớt nhọc nhằn, hiệu quả công việc lại cao hơn.

Mục sở thị quy trình làm ra sợi bún đặc biệt, nức tiếng đất Hà thành  - Ảnh 5.

Quy trình làm bún phải trải qua rất nhiều khâu chế biến cẩn thận và phức tạp, nên bún Bặt nổi tiếng với sợi trắng, sóng, ăn mềm và thơm. Người dân trong làng bán 1kg bún với giá 10.000 đồng.

Mục sở thị quy trình làm ra sợi bún đặc biệt, nức tiếng đất Hà thành  - Ảnh 6.

Nghề làm bún lâu đời và phát triển đến mức nó đã gắn liền cùng cái tên của làng, chẳng thế mà với những người sành ăn, nhắc đến thương hiệu "Bặt Bún" thì ai ai cũng biết.

Mục sở thị quy trình làm ra sợi bún đặc biệt, nức tiếng đất Hà thành  - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, thợ làm bún lâu năm tại làng Bặt cho biết, cụ tổ nghề bún Bặt bị thất danh, nhưng cứ vào ngày 20-8 (âm lịch) hằng năm, người dân trong làng lại tổ chức kỵ giỗ thánh sư nghề bún. Truyền thống đó vẫn luôn được duy trì và gìn giữ từ xa xưa cho đến ngày nay.

Mục sở thị quy trình làm ra sợi bún đặc biệt, nức tiếng đất Hà thành  - Ảnh 8.

"Vài chục năm trở về trước, công cụ của nghề làm bún rất gọn và tiện lợi. Chỉ cần một cối giã gạo, một cối xay bột, chiếc nồi đồng to, cái túi bằng vải lượt lọc cặn gạo, khuôn nặn sợi bún, mỗi gia đình làm nghề bún ở làng Bặt đã có thể chế biến từ hạt gạo ra sợi bún thành phẩm" ông Hiếu cho biết thêm.

Mục sở thị quy trình làm ra sợi bún đặc biệt, nức tiếng đất Hà thành  - Ảnh 9.

Từ khi đưa máy móc vào sản xuất, nghề làm bún Bặt không chỉ đơn giản là kiếm kế sinh nhai, mà còn là cách làm giàu của nhiều hộ dân. Nhiều gia đình nhờ làm bún mà xây được nhà cao, cửa rộng, nuôi con cái ăn học thành tài.