Chủ đề nóng
Nuôi loài thú xấu vì 2 răng cửa, nhai mía, gặm tre sồn sột, nông dân Lai Châu thu gần nửa tỷ/năm
- Thứ cá nhà nghèo ở miền Tây, xưa gặp ngó lơ, nay thành đặc sản, kho tiêu hễ nhìn thấy là phát thèm
- Gian nan con đường giảm nghèo ở Tả Lèng của Lai Châu, đang gỡ dần chuyện "vợ chồng trẻ con"
- Vườn trồng lê nhìn đâu cũng thấy quả, nông dân Hồ Thầu ở Lai Châu cứ hái bán là có tiền
- Lai Châu: Làm ra thứ nhà nào cũng dùng, trai bản 9X thu tiền triệu mỗi ngày
- Bản người Dao đẹp như miền cổ tích ở tỉnh Lai Châu, khách du lịch mê ngay với chuyến đi lần đầu
- Lai Châu: Độc đáo hàng rào đá ở bản người Giáy San Thàng
Nuôi dúi sinh sản thành công
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Mường Tè, huyện Mường Tè Lai Châu, sau khi lập gia đình, nhận thấy nuôi dúi không tốn nhiều công sức nhưng cho thu nhập cao, chị Phìn Thị Mỹ ở bản Bó quyết tâm vay vốn xây nhà, làm chuồng trại nuôi dúi sinh sản.
Chia sẻ với Dân Việt về mô hình nuôi dúi của mình, chị Mỷ cho biết, chị bén duyên với nghề nuôi dúi từ năm 2018, ban đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chị chỉ nhập 30 đôi dúi giống từ tỉnh Hà Giang về nuôi ở gần nhà.

Chị Phìn Thị Mỹ ở bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, Lai Châu đã thành công khởi nghiệp thành công từ nuôi dúi sinh sản. Ảnh Tuấn Hùng
Sau một thời gian, đàn dúi sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi đợt xuất bán cho lãi cao, chị Mỷ bàn với chồng "chơi lớn" hơn. Từ số tiền tích luỹ, chị vay mượn thêm của họ hàng mua thêm 50 con dúi đực và 250 con dúi cái về nuôi.
Đưa chúng tôi đi thăm mô hình, chị Mỹ cho biết, sau khi đăng kí giấy phép kinh doanh chị thuê mặt bằng làm trang trại. Chị Mỷ cho xây 10 gian nhà, mỗi gian chị bố trí từ 65 - 70 chuồng; mỗi chuồng rộng khoảng 40 - 50cm làm bằng tấm gỗ, gạch lát nuôi nhốt từ 1 - 2 con. Còn tại nhà, chị dựng thêm 300 chuồng nuôi nhốt.
Nhờ chăm chỉ, chịu khó tìm tòi nên vợ chồng chị Mỹ đã nắm bắt được kỹ thuật cơ bản về chăn nuôi dúi sinh sản. Theo chị Mỹ, mặc dù kỹ thuật nuôi dúi khá đơn giản nhưng cần phải thực sự chuyên tâm, dành nhiều thời gian chăm sóc và theo dõi thường xuyên.

Nhờ chịu khó tìm tòi, vợ chồng chị Phìn Thị Mỹ ở bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, Lai Châu đã trở thành hộ nông dân có kinh nghiệm về nuôi dúi sinh sản, mỗi năm từ bán dúi giống thu lãi hơn 400 triệu đồng. Ảnh Tuấn Hùng
Chuồng nuôi dúi chị Mỷ luôn giữ khô ráo, thường xuyên quét dọn, xử lý phân thải và thức ăn cũ thừa… nhằm phòng các bệnh tiêu chảy. Bên cạnh đó, chị Mỷ đặc biệt quan tâm tới việc tách đàn dúi con, ghép đôi bố mẹ tránh ảnh hưởng tới vòng sinh sản của dúi mẹ.
Thu gần nửa tỷ mỗi năm nhờ nuôi dúi sinh sản
Sau gần 5 năm khởi nghiệp, vượt qua nhiều thử thách từ 30 cặp dúi ban đầu đến nay, trang trại của chị Mỹ có tổng cộng trên 600 con dúi sinh sản. Mỗi năm chị Mỹ xuất bán 2 lần, mỗi lần từ 150 - 200 đôi với giá 1,6 - 2 triệu đồng/đôi, thu lãi trên 150 triệu đồng.
Chia sẻ về hiệu quả kinh tế mô hình nuôi dúi của chị Mỹ, anh Đào Văn Chức, Phó bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Mường Tè, huyện Mường Tè, Lai Châu hồ hởi nói: Mô hình nuôi dúi sinh sản của chị Mỹ đang là mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu ở địa phương.

Mô hình nuôi dúi sinh sản của chị Phìn Thị Mỹ ở bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, Lai Châu thu hút nhiều nông dân ở địa phương tới tham qua, học tập. Ảnh Tuấn Hùng
Mỗi năm gia đình chị Mỹ lãi gần 400 triệu, đây là nguồn thu nhập mà nhiều người nông dân ở xã Mường Tè mơ ước. Không chỉ thu nhập cho bản thân, chị Mỹ còn tạo công ăn việc làm cho 2 lao động tại địa phương với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng.
Khi được hỏi về dự định trong tương lai, chị Mỹ cho biết: Hiện chị đã giành được số vốn kha khá, thời gian tới sẽ mở rộng quy mô tạo thêm việc làm cho bà con trong bản.
Ngoài ra, chị Mỹ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật về quy trình nuôi dúi sinh sản cho những ai có nhu cầu, nhằm giúp bà con thoát nghèo, có cuộc sống ổn định hơn.
Mô hình nuôi dúi sinh sản của gia đình chị Mỹ là mô hình mới tại địa phương, hiệu quả từ mô hình này đang mở ra hướng mới trong chăn nuôi của người dân xã Mường Tè.
Giá trị kinh tế từ nuôi dúi mang lại lớn, chi phí chăm sóc không nhiều, dễ nuôi, lại không gây ô nhiễm môi trường nên địa phương đang khuyến khích bà con trên địa bàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm để có thể nhân rộng, nâng cao thu nhập.
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Ba tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long từng được sáp nhập với nhau, nay một tỉnh là xứ dừa, một tỉnh nổi danh nghề gốm
Trong lịch sử, ba tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long từng được sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Long; sau đó, Vĩnh Long, Trà Vinh còn được sáp nhập thành tỉnh Cửu Long rồi tách ra như ngày nay.