Quán Thế Âm Bồ tát là vị bồ tát đã quá quen thuộc, nhưng có nhiều điều về ngài mà không phải ai cũng biết. Có bao giờ bạn tự hỏi, xuất thân của Quán Thế Âm Bồ tát như thế nào?
Quán Thế Âm Bồ tát có tên nguyên bản tiếng Phạn là Avalokiteśvara. Ý nghĩa của cái tên này là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”, đại diện cho lòng tư bi của chư Phật.
Trong Phật giáo Đại Thừa, Quán Thế Âm Bồ tát là một trong những vị Bồ Tát lợi hại nhất, biểu tượng của sự từ bi vô tận. Quán Thế Âm Bồ tát là người sẽ luôn xuất hiện khi chúng sinh gặp đau khổ, tai ương. Chỉ cần tất niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, ngài sẽ nghe thấy và đến cứu giúp.
Ở các nền văn hóa khác nhau, Quán Thế Âm Bồ tát được miêu tả khác nhau, gồm cả thân nam và nữ. Tuy nhiên, thực tế thì ngài không có giới tính nhất định, tùy duyên mà sẽ hóa thân để cứu độ chúng sinh.
Trong Kinh Phổ Mô có viết, Quán Thế Âm Bồ tát không phải nam, cũng chẳng là nữ. Tùy vào nhu cầu của chúng sinh muốn được cứu độ mà Quán Thế Âm Bồ tát sẽ hiện thân. Nếu là đồng nam thì ngài hiện thân đồng nam và ngược lại đồng nữ cầu cứu thì ngài hiện thân đồng nữ. Thậm chí vị bồ tát này còn có nhiều hiện thân khác, tùy vào duyên.
Tại Đông Nam Á, Quán Thế Âm Bồ tát thường được đúc tượng hình nữ bởi người dân nơi đây vốn quan niệm ngài đại diện cho lòng từ bi vô tận. Quán Thế Âm Bồ tát có gương mặt rất đẹp, hiền từ, dịu dàng và thường cầm theo bình cam lộ, cành dương liễu.
Người Việt Nam quan niệm, cha thường là người nghiêm khắc, còn mẹ là người dịu dàng, nhẹ nhàng trong chuyện khuyên ngăn.
“Cha thì nghiêm, mẹ thì từ. Bồ tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sinh, nên người ta thường xưng tán ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát. Hạnh đại từ bi của ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sinh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng ngài là nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chớ không phải ngài thật là người nữ”, Hòa thượng Thích Thanh Từ viết trong cuốn “Phật pháp tại thế gian”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.