Ra mắt cuốn "Sổ tay chăm sóc sức khỏe" cho người Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản

Thùy Anh Thứ ba, ngày 29/11/2022 15:20 PM (GMT+7)
Mỗi năm Việt Nam đưa hàng trăm nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để hỗ trợ các lao động đi làm việc, mới đây, các bên đã xây dựng và ban hành Sổ tay Sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Bình luận 0


Giới thiệu cuốn sổ tay chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Video: IOM

Ban hành sổ tay sức khỏe cho lao động đi làm việc Nhật Bản, Hàn Quốc

Sáng ngày 29/11, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Họp Kỹ thuật trực tuyến giới thiệu cuốn Sổ tay Sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tham dự cuộc họp còn có hơn 100 doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. 

Ông Đặng Sĩ Dũng - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, trước đó đơn vị cũng lấy ý kiến doanh nghiệp, đối tác nước ngoài và các lao động, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc về nội của cuốn sổ tay chăm sóc sức khỏe

sổ tay chăm sóc sức khỏe

Ông Đặng Sĩ Dũng - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đánh giá cao về tầm quan trọng của cuốn sổ tay chăm sóc sức khỏe lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: NQ

"Nội dung cũng đã thay đổi nhiều so với ban đầu. Trong những năm tới, chúng tôi muốn xây dựng để cung cấp tới người lao động đi làm việc ở Đài Loan. Tiếp đó hoàn thiện bản mềm để người lao động có thể download về sử dụng", ông Dũng nói.

Do là lần đầu tiên xây dựng cuốn sổ tay chi tiết nên có thể vẫn không tránh khỏi thiếu sót, đầy đủ. Ông Dũng mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến của doanh nghiệp, người lao động để nhận được thêm ý kiến.

Tiến sĩ Aiko Kaji - Cán bộ phát triển và phát triển sức khỏe người di cư của IOM Việt Nam cho biết IOM đã xây dựng nhiều chương trình y tế dự phòng để mang lại lợi ích cho người lao động. Đặc biệt thêm vào đó, IOM cũng đã xây dựng nhiều chương trình phòng chống việc mua bán người, hỗ trợ lao động di cư.

Trong 5 năm vừa qua thông qua các dự án Trách nhiệm của doanh nghiệp trong xóa bỏ nô lệ hóa và buôn bán người (CREST), IOM đã đào tạo hơn 280 đơn vị phái cử lao động trên khắp Đông Nam Á về tuyển dụng có đạo đức và tuyển dụng có trách nhiệm và giúp đỡ cho 205.706 người lao động di cư thông qua các biện pháp tuyển dụng có đạo đức, định hướng trước và sau khi xuất cảnh, đào tạo về các kỹ năng và thông tin về di cư an toàn.

Với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của IOM, cụ thể là Cán bộ triển khai và phát triển dự án Sức khỏe Di cư của IOM và nhóm kỹ thuật về y tế của Việt Nam đã phối hợp để làm 2 cuốn sổ tay sức khỏe tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

"Chúng tôi hy vọng cuốn sổ tay là công cụ có ý nghĩa hỗ trợ giúp lao động đang làm việc 2 thị trường này", tiến sĩ Aiko Kaji.

Đưa thông tin chăm sóc sức khỏe vào giáo dục định hướng

Tại buổi ra mắt cuốn cẩm nang sức khỏe, ông nguyễn Như Tuấn - Phó Trưởng phòng Truyền thông Cục Quản lý lao động ngoài nước đã thông tin về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài.

Ông Tuấn cho biết, sau 2 năm chịu tác động của dịch Covid-19,  hoạt động đưa người việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm giảm đáng kể số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài khiến mục tiêu đưa 90.000 lao động đi làm việc nước ngoài không đạt được. Trước đó, từ năm 2015-2019, mỗi năm Việt Nam đưa hơn 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, năm 2019 Việt Nam đã đưa hơn 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong số lao động đi làm việc ở nước ngoài trên 90% lao động đi làm việc là ở Nhật Bản, Đài Loan.

Theo số liệu thống kê hiện Việt Nam có 600 nghìn lao động đi làm việc ở 40 quốc gia và lãnh thổ. Thống kênh chính thống từ Ngân hàng lượng kiều hối lao động chuyển về nước từ 5-7 tỷ Đô la Mỹ. Điều này góp phần phát triển kinh tế đất nước, phát triển kinh tế gia đình.

Tuy nhiên từ đầu năm 2022, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã khởi sắc trở lại. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các quốc gia tăng, vì thế lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng tăng theo. Từ đầu năm tới nay, Việt Nam đã đưa được trên 120.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài và vượt chỉ tiêu năm 2022.

Ông Tuấn cũng cho biết, hiện Việt Nam đã ban hành Luật đưa Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020 (có hiệu lực năm 1/1/2022) và các văn bản nghị định, thông tư... kèm theo. Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp, cán bộ địa phương triển khai luật này.

"Do già hóa dân số, nên nhu cầu các thị trường sẽ tiếp tục tuyển dụng lao động. Chủ yếu là 2 thị trường Đài Loan, Nhật Bản", ông Tuấn nhận định.

Ông Tuấn cũng cho biết, lao động Việt Nam được đánh giá cao về tinh thần làm việc, sự chăm chỉ, cần cù. Các chủ sử dụng đều ưu tiên sử dụng lao động Việt Nam. "Đảng và Nhà nước đánh giá cao chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vì góp phần giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, nâng cao năng lực trình độ lao động", ông Tuấn nói.

sổ tay chăm sóc sức khỏe

Các đại biểu tham dự buổi ra mắt 2 cuốn sổ tay chăm sóc sức khỏe cho lao động đi làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Ảnh: N.Q

Cũng theo ông Tuấn, trước khi lao động đi làm việc ở nước ngoài được các công ty phái cử tổ chức giáo dục định hướng. Nội dung giáo dục như: Các hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; truyền thống bản sắc của dân tộc Việt Nam; kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận; nội dung cơ bản các loại hợp đồng liên quan; kỹ năng tiết kiệm tiền gửi về trong nước; kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động; phong tục tập quán; các thức ứng xử trong; sử dụng phương tiện liên lạc; kiến thức về cưỡng bức lao động, buôn bán người; định hướng việc làm sau khi về nước; thông tin địa chỉ nóng hỗ trợ lao động...

"Tuy nhiên, trong 12 nội dung đào tạo định hướng hiện nay chưa có nội dung chuyên biệt nào về sức khỏe. Vì thế, chúng tôi đánh giá cao các đơn vị có sáng kiến xây dựng cuốn sổ tay sức khỏe. Bản thân tôi và nhiều cán bộ doanh nghiệp chưa hiểu hết về các vấn đề sức khỏe của lao động", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn dẫn chứng cụ thể: Ví dụ lao động sang Nhật thấy thịt rẻ hơn rau, nên lao động chỉ mua thịt về ăn. Ăn nhiều quá rối loạn tiêu hóa. Đây vấn đề rất nhỏ nhưng nếu lao động không có kiến thức thì dễ gặp phải, mang bệnh vào người. 

Bác sĩ Trần Tuyết Lương - Đại diện IOM trình bày về cuốn sổ tay chăm sóc sức khỏe cho lao động đi làm việc tại Nhật Bản; Hàn Quốc. Theo đó, cuốn sổ tay được chia theo các chương cụ thể, phù hợp với từng thị trường lao động cụ thể. Dù vậy, nội dung vẫn xoay quanh các vấn đề như: BHYT; BHXH; các bệnh truyền nhiễm; các bệnh sinh sản, sức khỏe tình dục; sức khỏe nghề nghiệp; các bệnh thường gặp... và cả các đường dây hotline cho lao động cần hỗ trợ.

Các cuốn sổ tay được xây dựng song ngữ. Các doanh nghiệp người lao động quan tâm có thể đăng ký để được IOM phát miễn phí hoặc download bản mềm để xem. Bác sĩ Lương cũng cho biết, sau khi ban hành cuốn sổ tay cho lao động đi làm việc ở Nhật Bản, Hàn Quốc, năm 2023, các bên sẽ ban hành cuốn sổ tay cho thị trường Đài Loan.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem