Tháo gỡ điểm nghẽn vốn vay ưu đãi HTX nông nghiệp

Trần Khánh Thứ hai, ngày 01/08/2022 09:44 AM (GMT+7)
Để thu hút đầu tư vào nông nghiệp và phát huy hết tiềm năng các sản phẩm chủ lực của TP.HCM, các HTX, doanh nghiệp đang cần cơ chế thông thoáng hơn để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.
Bình luận 0

HTX khó tiếp cận vốn vay ưu đãi

Ông Lưu Cẩm Hùng - Giám đốc HTX hoa lan Đa Phước (huyện Bình Chánh) cho biết, diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Trong khi nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao ngày càng tăng.

Đây là động lực để các HTX, doanh nghiệp chuyển đổi sang các mô hình công nghệ cao và xây dựng thương hiệu cho nông sản. Thế nhưng, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thường đòi hỏi nguồn vốn lớn.

HTX Đa Phước đã được chính quyền địa phương hướng dẫn tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ, cũng như đáp ứng các điều khoản phải có về tài sản thế chấp.


Trồng hoa lan ở HTX hoa lan Đa Phước (huyện Bình Chánh). Ảnh: Trần Khánh

Trồng hoa lan ở HTX hoa lan Đa Phước (huyện Bình Chánh). Ảnh: Trần Khánh

Tuy nhiên, nhưng việc định giá tài sản là đất nông nghiệp lại rất thấp, mức định giá tài sản còn nhiều bất cập. Vì thế, các chính sách dù đưa ra mức lãi suất hỗ trợ khá hấp dẫn song các hộ thành viên trong HTX cũng không được vay nhiều.

Theo ông Hồ Ngọc Thiện, Trưởng phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, một trong những trở ngại trong việc chuyển đổi mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là vốn đầu tư ban đầu rất lớn.

Riêng chi phí đầu tư bạt nhựa, hệ thống điện, máy sục oxy cho 1ha ao nuôi ước tính khoảng 2 tỷ đồng. Các nông hộ và HTX nhỏ sẽ khó trang trải được khoản chi phí lớn như vậy.

TP.HCM hiện có nhiều chính sách hỗ trợ một phần lãi suất vay ban đầu và vốn thường xuyên cho người dân, HTX. Tuy nhiên, vì khoản đầu tư lớn nên phần lãi suất phải trả cũng cao. Điều này chưa đủ sức húc để khuyến khích để các hộ nuôi chuyển đổi.

Ông Lâm Ngọc Tuấn - Giám đốc HTX Tuấn Ngọc (TP.Thủ Đức) cho rằng, rất nhiều đơn vị làm nông nghiệp ở TP.HCM có nhu cầu vay vốn.

Tuy nhiên, nguồn vốn từ Trung ương hoặc từ các ngân hàng thương mại bỏ ra để hỗ trợ phải tương tác với nguồn vốn của đơn vị sản xuất kinh doanh. Đây là điểm nghẽn khiến nhiều HTX khó tiếp cận vốn vay khi không có tài sản thế chấp đủ lớn.

Trồng rau thủy canh ở HTX Tuấn Ngọc (TP.Thủ Đức). Ảnh: Trần Khánh

Trồng rau thủy canh ở HTX Tuấn Ngọc (TP.Thủ Đức). Ảnh: Trần Khánh

Trước khi chuyển hướng sang làm nông nghiệp, ông Tuấn từng có thời gian công tác trong ngành ngân hàng. Ông Tuấn cho rằng, các hoạt động kết nối giữa ngân hàng và các HTX cần đẩy mạnh hơn nữa để kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn cho sản xuất, nhất là các chính sách ưu đãi về lãi vay.

Kiểm soát vốn vay ưu đãi theo chuỗi

Không chỉ riêng TP.HCM, việc tiếp cận vốn vay cũng là bài toán khó của nhiều HTX và doanh nghiệp nhỏ trên cả nước. Tại diễn đàn Khai thông tín dụng cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và HTX tổ chức mới đây, Bộ NNPTNT đánh giá thực trạng tín dụng cho HTX hiện nay còn nhiều vướng mắc và hạn chế.


Nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Cần Giờ. Ảnh: Trần Khánh

Nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Cần Giờ. Ảnh: Trần Khánh

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, tổng dư nợ đến năm 2021 của HTX nông nghiệp đạt 6.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2002-2021, chỉ khoảng 7.000 HTX được hỗ trợ tín dụng (tương đương 3,7% HTX được tiếp cận tín dụng hàng năm)

Đây là con số rất khiêm tốn khi mỗi năm chỉ có khoảng 45 HTX nông nghiệp được hỗ trợ ưu đãi về tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, bình quân 298 triệu đồng/HTX.

Ông Hà Huy Cường - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á, chi nhánh TP.HCM cho biết, những khó khăn 2 chiều giữa ngân hàng và các HTX, các doanh nghiệp nông nghiệp không dễ giải quyết.

Để tăng cường tỷ lệ từ đầu tư vốn từ ngân hàng, cần đánh giá lại chất lượng của HTX, doanh nghiệp trong các hoạt động quản trị tài chính.

Thời gian qua, ngân hàng Nam Á đã phối hợp triển khai được gần 50 triệu USD cho vay với các dự án năng lượng tái tạo và nông nghiệp xanh.

Đầu năm 2022, Nam Á đã ký kết với Tập đoàn Nam Miền Trung để triển khai các chuỗi giá trị liên quan đến ngành tôm. Ngân hàng tài trợ từ người nuôi trồng cho đến khâu xuất khẩu.

Ông Cường cho rằng việc cho vay đối với ngành nông nghiệp cần phải đi theo chuỗi và kiểm soát theo chuỗi. Khi đó, ngành ngân hàng mới có thể mạnh dạn tham gia vốn vào.

Theo TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thông II (TP.HCM), các ngân hàng chưa mạnh dạn rót vốn đầu tư có nguyên nhân từ phương án kinh doanh của HTX chưa khả thi.

Cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp của HTX Rau an toàn Hải Nông (huyện Củ Chi). Ảnh: Trần Khánh

Cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp của HTX Rau an toàn Hải Nông (huyện Củ Chi). Ảnh: Trần Khánh

Theo TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thông II (TP.HCM), các ngân hàng chưa mạnh dạn rót vốn đầu tư có nguyên nhân từ phương án kinh doanh của HTX chưa khả thi.

Nhưng thế nào là khả thi? Ngoài nỗ lực nâng cao năng lực nghiệp vụ cho HTX thì ngân hàng phải hỗ trợ tập huấn cho các lực lượng cán bộ tín dụng hiểu hơn về các mô hình và hoạt động của HTX.

Từ đó, ngân hàng xây dựng cho các HTX phương án kinh doanh tốt. Khi các HTX đã có phương án khả thi thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng sẽ lớn hơn.

TS. Hải cũng đề xuất, các ngân hàng thương mại có thể liên kết sản xuất theo chuỗi để thực hiện khoản vay gắn với HTX. "Mô hình mà Ngân hàng Nam Á kết hợp với doanh nghiệp thực hiện chuỗi nuôi tôm là một cách làm đang phát huy hiệu quả", TS. Hải nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem