Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, thời gian qua, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM thường xuyên kiểm tra công tác đảm bào an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, đơn vị cung cấp suất ăn sẵn tại các khu chế xuất, hhu công nghiệp, các nhóm sản phẩm nguy cơ cao.
Các biện pháp kiểm tra nhằm hướng dẫn, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, giá bán, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kết quả đã thanh tra, kiểm tra trong 9 tháng năm 2022 tại 26.005 cơ sở, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã phát hiện 2.602 cơ sở vi phạm; xử phạt 633 cơ sở, với tổng số tiền hơn 9,6 tỷ đồng.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã tịch thu, tiêu hủy 12.797 kg và 33.971 đơn vị sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã đình chỉ hoạt động có thời hạn 2 cơ sở; tước quyền sử dụng giấy phép 1 cơ sở; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp 7,13 tỷ đồng; buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm 2 cơ sở; buộc thu hồi, tiêu hủy 35 sản phẩm.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn 2.039 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe; chuyển cơ quan điều tra xử lý 4 cơ sở, và đang tiếp tục xử lý 1 cơ sở, nhắc nhở 1.883 cơ sở chủ yếu kinh doanh thức ăn đường phố.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm cũng rà soát việc quảng cáo thực phẩm chức năng trên các trang mạng xã hội.
Đến nay, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã rà soát 10.460 sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các trang web kinh doanh. Ban đã phát hiện 53 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm nên chuyển thanh tra theo dõi, xử lý theo quy định.
Trong 9 tháng đầu năm, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã tiến hành hậu kiểm tại chỗ 9.295 hồ sơ tự công bố. Trong đó, có 4.295 hồ sơ đạt (tỷ lệ: 46,21%); có 5.000 hộ sơ có dấu hiệu vi phạm (tỷ lệ: 53,79%).
Đội với các hồ sơ hậu kiểm không đạt, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã có kế hoạch giám sát, tập huấn, hướng dẫn các cơ sở thực hiẹn theo đúng quy định.
Bà Phong Lan cho biết, so sánh về công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong giai đoạn 2015-2016 với giai đoạn 2017-2022 cho thấy có sự gia tăng về số cơ sở được thanh kiểm tra nhưng giảm về số cơ sở vi phạm.
"Mặc dù vẫn còn tình trạng vi phạm nhưng nhận thức chung về an toàn thực phẩm, giá bán, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đã có những cải thiện đáng kể", bà Lan nói.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, việc kiểm soát an toàn thực phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định
Trong nước hiện tại còn thiếu các quy chuẩn quốc gia về các mặt hàng thực phẩm; đặc biệt là các mặt hàng chế biến từ nông sản. Vì thế, cơ quan chức năng thiếu cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp sản xuất thực phẩm giả, không đảm bảo về chất lượng.
Các nghị định xử phạt liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm không quy định thẩm quyền lập biên bàn vi phạm hành chính, cũng như xử phạt vi phạm hành chính của Ban Quản lý An toàn thực phảm. Việc này gây khó khăn trong xử lý các cơ sở vi phạm.
Khi lấy mẫu kiểm nghiệm các mặt hàng nông sản tươi sống có thời hạn sử dụng ngắn, Ban phải chờ kết quả phân tích định lượng được chỉ định (khoảng vài ngày).
Trường họp kết quả kiểm nghiệm không đạt, cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc thu hồi, tiêu hủy sản phẩm không đảm bảo chất lượng rất khó thực hiện.
"Nguyên nhân do sản phẩm đã được tiêu thụ trên thị trường. Đoàn kiểm tra không thể giữ lô hàng của cơ sở đến khi có kết quả kiểm nghiệm. Vì khi đó, lô hàng đã hư hỏng, hêt thời hạn sử dụng", bà Lan giải thích.
Tình trạng sản xuất và kinh doanh thực phẩm chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như: GAP, GMP, НAССР còn gặp nhiêu khó khăn, chưa được phổ biến
Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở TP.HCM mới chỉ đáp ứng đuợc khoảng 20-30% nhu cầu thực phẩm của người dân. Phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau.
Cụ thể, rau, củ, quả sản xuất tại thành phố chỉ đáp ứng được 30%; động vật sống khoảng 10%; thủy sản và sản phẩm thủy sản chỉ 15 -20%.
Vì thế, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành ở TP.HCM, giữa TP.HCM với các tỉnh thành khác trong việc cung ứng, tạo nguồn thực phẩm cho thành phố, cả số lượng và chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm là hết sức cần thiết.
Theo ông Hoan, vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm, và đó là trách nhiệm của cả xã hội chứ không của riêng bộ phận nào.
"An toàn thực phẩm phải được thực hiện và đồng bộ trong tất cả các khâu, từ sản xuất, chế biến đến phân phối kinh doanh. TP.HCM kêu gọi cả cộng đồng cùng nâng cao trách nhiệm vì an toàn thực phẩm", ông Võ Văn Hoan đề nghị.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.