Trồng cây cảnh trong nhà là một sở thích của nhiều người. Nếu chỉ trồng vài chậu cây cảnh thì không thành vấn đề.
Nhưng nếu bạn muốn tiến xa hơn, biến ban công, góc nhà, sân thượng của mình thành một "khu vườn" nho nhỏ thì cần dành nhiều thời gian, công sức và có sự hiểu biết nhất định về cây cảnh và cách trồng cây cảnh.
Nếu bạn không thành thạo một số kỹ năng và tìm hiểu kiến thức trồng cây cảnh thì cây của bạn không bao giờ xanh tươi và nở hoa rực rỡ được.
Muốn xem một người trồng cây cảnh tốt hay không chỉ cần xem họ có giữ được "3 sạch sẽ" hay không.
Nếu bạn trồng cây cảnh tại nhà thì phải chăm sóc cẩn thận, nếu cây bạn trồng bừa bộn, nhếch nhác thì chẳng có giá trị làm cảnh gì cả, và bạn sẽ mất đi ý nghĩa khi bạn trồng chúng trong nhà.
Còn những loài hoa, cây cảnh gọn gàng, sạch đẹp dù chưa được tươi tốt lắm thì cũng không ảnh hưởng đến giá trị cây cảnh của nó.
Do đó, bạn cần thường xuyên dọn sạch cành chết, lá úa, tỉa bỏ hoa héo, sau đó tỉa bỏ những cành già, bệnh, chết, cũng như một số cành quá rậm rạp, sần sùi của cây cảnh.
Cuối cùng, theo hình dáng cây cảnh sẵn có, bạn hãy tỉa bỏ những cành ảnh hưởng đến hình dáng, bằng cách này, cây cảnh sẽ luôn gọn gàng, sạch đẹp.
Nhiều người yêu cây cảnh không chủ động cắt tỉa cành, cho rằng cành cây là một phần của cây cảnh, việc cắt tỉa sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và việc ra hoa của nó. Điều này cũng đúng, vì nếu bạn không biết cắt tỉa, chỉ cắt tỉa ngẫu nhiên có thể làm gãy cành, tổn thương cây cảnh, khiến cây bị chột, không nở hoa.
Do đó, muốn cắt tỉa cây cảnh, bạn cần quan sát và học hỏi thêm kỹ năng trồng từng loại cây cảnh để cắt tỉa hợp lý. Nhưng không thể không cắt tỉa.
Ngoài việc chăm bón cho dáng đẹp thì cây cảnh thì cần phải thường xuyên lau lá và thân cây. Vì lá cây thường tích bụi, nếu để bẩn quá cây không quang hợp được, sẽ khó phát triển.
Một số số loài hoa, cây cảnh có lông tư bám trên lá như "lông" quả đào như cây phong lữ thảo rất khó dội nước mà hết nên bạn phải lấy khăn lau lá mới sạch sẽ được.
Để lá cây cảnh sạch sẽ, bóng đẹp hơn, bạn có thể dùng bia để lau lá. Lá cây lau bằng bia sẽ xanh thẫm và sáng bóng.
Việc giữ cho cây cảnh sạch sẽ là điều rất quan trọng và tốn thời gian, công sức, chỉ người yêu cây, thích trồng hoa mới có thể duy trì được trong thời gian dài.
2. Giữ cho chậu cây cảnh sạch
Điều này được hiểu rõ hơn, bản thân cây cảnh cần làm sạch thì chậu cây cũng cần sạch mới nổi bật được giá trị của chậu cây cảnh.
Hãy tưởng tượng rằng những bông hoa đẹp nhưng trong chậu đầy bụi bẩn? Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong nhà, làm "xấu mặt" bông hoa.
Do đó, bạn nên lau chùi thường xuyên bên ngoài chậu cây và bề mặt chậu. Hiện nay, khi mua cây cảnh từ cửa hàng về, người bán thường rắc 1 ít đá trắng lên trên bề mặt đất chậu. Thứ này không chỉ có thể che phủ lớp đất xấu xí mà còn có tác dụng giữ nhiệt, kiểm soát độ ẩm và hạn chế cỏ dại mọc lên.
Khi trồng cây cảnh, bạn nhớ không vứt đồ lộn xộn vào chậu cây, không đổ lá trà, vứt vỏ, rác vào chậu... Đây là những thói quen không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cảnh.
Khi trồng cây cảnh trong nhà, bạn thường đặt khay dưới chậu để tránh nước thừa tràn ra ngoài. Đây là một thiết kế tuyệt vời. Nhưng nhiều khi tưới xong, phần nước thừa đọng lại trong khay kèm theo ít đất, để lâu trông sẽ nham nhở, rất bẩn.
Do đó, bạn cũng nên chú ý dọn dẹp cả khay đặt dưới chậu cây cảnh nữa, như vậy mới có một tổng thể sạch sẽ.
3. Môi trường đặt cây cảnh phải sạch sẽ
Trồng hoa cỏ, hầu hết người yêu cây cảnh đều phải tập trung đặt cây cảnh ra ban công, bệ cửa sổ... Dù là treo, đặt giá cây hay đặt trực tiếp xuống đất thì cũng cần phải ngăn nắp, có "quy hoạch" để nhìn tổng thể được gọn gàng, sạch đẹp.
Cây cảnh trồng trong nhà thì môi trường càng cần phải đặt lên hàng đầu.
Việc đơn giản nhất bạn cần làm là thường xuyên di chuyển chậu cây, vệ sinh khu vực đặt chậu cây cảnh, sau đó xịt một ít thuốc khử trùng để khử trùng.
Sau khi dọn dẹp, bạn hãy chuyển cây cảnh trở lại để trưng bày. Nhiều người yêu cây ít khi dọn dẹp khu vực trồng cây cảnh vì nhiều lý do khác nhau.
Nhưng bạn phải biết rằng những khu vực này là nơi dễ gây ra những "góc chết" mất vệ sinh nhất, ẩn chứa những bụi bẩn, rác rưởi gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Cây cảnh tươi sống, ở trạng thái sinh trưởng tự nhiên sẽ trải qua quá trình trao đổi chất mới, tức là sẽ có lá rụng, nước tràn ra bên dưới. Lượng nước dư thừa tràn xuống đất, bùn do nước chảy ra, nước đọng ở góc nhà, ở chậu cây là nơi lý tưởng cho muỗi đẻ trứng và phát triển.
Vì vậy, việc dọn dẹp vệ sinh môi trường thường xuyên là điều nên làm. Có bạn trồng cây cảnh nói rằng mình cũng muốn dọn dẹp thường xuyên nhưng chậu cây to và nặng quá, không di chuyển được.
Thực ra việc này rất đơn giản, khi gặp một số chậu cây lớn, bạn có thể mua một vài khay có bánh lăn, để di chuyển rất tiện lợi.
Các bạn ưa thích trồng cây cảnh thì cần phải học hỏi và tập luyện nhiều hơn nữa để trồng cây tươi tốt, cho hoa rực rỡ. Chỉ cần bạn làm được "3 sạch sẽ" như trên thì chắc chắn bạn đã là người yêu cây cảnh thực sự và lão luyện trong việc chăm sóc cây rồi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.