Theo Công an tỉnh Đồng Tháp, hoạt động của các băng nhóm cho vay nặng lãi trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng, phức tạp về an ninh trật tự. Thủ đoạn của các đối tượng này là treo quảng cáo hấp dẫn như: Hình thức cho vay với thủ tục đơn giản, chỉ cần thế chấp sổ hộ khẩu hoặc giấy CMND. Do thiếu hiểu biết pháp luật, khó khăn về kinh tế, một bộ phận người dân đã bị lôi kéo.
Công an TP.Cần Thơ ra quân tẩy xóa tờ rơi, quảng cáo cho vay tiền. CTV
Trung tá Nguyễn Thành Hương - Đội trưởng Đội CSĐT về hình sự, kinh tế, ma tuý Công an TP.Sa Đéc cảnh báo: “Băng nhóm cho vay nặng lãi chủ yếu đánh vào tâm lý của người dân cần tiền, mà thủ tục đơn giản, chỉ cần CMND hoặc hộ khẩu là có thể liên hệ vay tiền. Để thu hút người dân vay tiền, nhóm người này đi treo, dán các quảng cáo tại các trụ điện, bức tường ngoài đường phố”.
|
Riêng ở TP.Sa Đéc, từ tháng 3.2018 đến nay, lực lượng chức năng đã bắt, xử lý 23 đối tượng có hành vi treo, dán quảng cáo có nội dung cho vay trả góp.
Để tuyên chiến với nạn cho vay nặng lãi, ngoài việc bắt giữ, xử lý các đối tượng cho vay, Giám đốc Công an TP.Cần Thơ chỉ đạo nhanh chóng thu gom tẩy xóa tờ rơi, quảng cáo cho vay tiền trên địa bàn thành phố. Ngày 16.5 vừa qua, hàng trăm Công an phối hợp cùng sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Đô ra quân thực hiện sự chỉ đạo trên.
Theo phóng viên tìm hiểu, do phát hiện nhiều nhóm đối tượng cho vay nặng lãi nên từ cuối tháng 3.2018, Công an TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) đã triển khai kế hoạch ra quân đồng loạt thực hiện tẩy xóa, tháo gỡ các mẫu quảng cáo, tờ rơi trên tất cả các tuyến đường, tại các cột điện, các bức tường, các điểm công cộng, khu dân cư với nội dung có liên quan đến cho vay tiền góp.
Bên cạnh việc tẩy xóa các tờ rơi, Công an TP.Sa Đéc cũng đã bố trí lực lượng theo dõi, mật phục, qua đó, đã có nhiều trường hợp bị phát hiện, xử lý. Ông Nguyễn Văn Mơ ngụ ở xã Tân Phú Đông (TP.Sa Đéc) nói: “Ở xóm tôi có vài người đã bị sụp bẫy của nhóm người cho vay nặng lãi, khi vỡ nợ ra thì chỉ còn cách bỏ trốn khỏi địa phương. Có trường hợp, đến hạn không trả, nhóm cho vay đem hung khí đến để xiết nợ”.
“Khi vay của nhóm người này coi như không bao giờ trả hết nợ vì lãi suất cao hơn ngân hàng rất nhiều, Tôi hy vọng, cơ quan chức năng nên có biện pháp để chế tài nạn cho vay này” – ông Mơ nói.
Không chỉ riêng ở Đồng Tháp, nạn tín dụng đen cũng phát triển mạnh tại một số tỉnh thành khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chị N.T.T ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang): “Do khó khăn về vốn trong làm ăn nên gia đình em vay tiền từ một nhân viên “lạ” do nhiều người quen giới thiệu. Nhân nhân viên này lại trực tiếp nhà nói rằng chỉ cần bản photocopy sổ hồng và giấy chứng minh nhân dân là đủ. Sau khi thỏa thuận tiền lãi, gia đình tôi đã vay. Một tháng sau, nhân viên này đến thu tiền lãi nhưng số tiền họ đòi là gấp đôi so với thỏa thuận ban đầu vò cho rằng phải thu nhiều khoảng phí khác nữa. Lúc đó gia đình tôi thấy không ổn nên đã kiếm tiền trả hết số lãi và tiền vay ban đầu rồi đi vay chỗ khác”.
Nhằm tuyên chiến với nạn cho vay nặng lãi, ngoài việc bắt giữ, xử lý các đối tượng cho vay, Giám đốc Công an TP.Cần Thơ chỉ đạo nhanh chóng thu gom tẩy xóa tờ rơi, quảng cáo cho vay tiền trên địa bàn thành phố. Mới đây, 16.5 vừa qua, hàng trăm công an phối hợp cùng sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Đô ra quân thực hiện sự chỉ đạo trên.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.