Vén bức màn bí mật của bộ tộc Chewa

Phạm Quang Bách Thứ ba, ngày 06/04/2021 11:51 AM (GMT+7)
Từ chối giao tiếp với thế giới bên ngoài, không sử dụng tiện ích sinh hoạt với những công nghệ hiện đại, cuộc sống, phong tục, tập quán của bộ tộc Chewa với nhiều điều bí ẩn chưa được hé lộ ra với thế giới.
Bình luận 0

Bộ tộc Chewa: Nghi thức đánh nhau với tượng quái thú để trở thành người đàn ông trưởng thành

Vén bức màn bí mật của bộ tộc Chewa - Ảnh 1.

Bộ tộc Chewa với những mặt nạ kỳ quái

Nằm tại phía đông nam Châu Phi, Malawi - đất nước có biệt danh "trái tim ấm áp" bởi sự thân thiện của người dân vẫn còn tồn tại nhiều điều bí ẩn chưa bộc lộ ra với thế giới. Những thành viên của đất nước này chiếm phần lớn là bộ tộc Chewa, và trong cộng đồng này chia ra thành những nhóm nhỏ, đặc biệt là hội Nyau với những nghi thức và tục lệ được giữ kín đối với người ngoài.

Vén bức màn bí mật của bộ tộc Chewa - Ảnh 2.

Theo nghiên cứu năm 2017 " Triết học Nyau: Nghệ thuật đương đại và vấn đề của tài năng" được thực hiện bởi chính người thuộc bộ tộc Chewa, chỉ một nhóm nhỏ được tham gia vào hội Nyau và những nghi thức để tham gia vào hội rất man rợ. 

Những đứa trẻ khi đủ tuổi sẽ phải tham gia vào đêm dambwe - đêm mà chúng phải trải qua những nghi thức như vật nhau với bức tượng quái thú nhằm cướp lấy những trái tim được giấu trong miệng, những ai không vượt qua sẽ bị trả về, vậy nên có thể nói đối với bộ tộc Chewa, đây là một bước "tái sinh" để trở thành một người đàn ông và là niềm tự hào của người tham gia.

Vén bức màn bí mật của bộ tộc Chewa - Ảnh 3.

Năm 2010, Nhiếp ảnh gia Vlad Sokhin đã may mắn có được cơ hội tham gia vào một phần các lễ hội của hội Nyau. Anh kể lại cách mình xâm nhập vào và tham gia động đồng này.

"Từ năm 2010 đến năm 2011, tôi sống tại tỉnh Tete của Mozambique. Tôi làm cho một công ty tìm kiếm than đá. Một ngày nọ, họ bảo tôi hãy chụp ảnh tại lễ khai trương một khu mỏ và lúc tôi đợi buổi lễ bắt đầu, một bóng người kỳ quái đeo mặt nạ gắn lông chim đã nhảy ra khỏi bùi. Những người địa phương kêu lên:" Nyau" rồi bỏ chạy", nhiếp ảnh gia Vlad Sokhin cho biết.

Vén bức màn bí mật của bộ tộc Chewa - Ảnh 4.

"Tôi không biết Nyau là gì, nên tôi bắt đầu tìm hiểu. Tôi bắt đầu học được rằng có một cộng đổng nhỏ nằm trong văn hóa của bộ tộc Chewa. Họ sống tại Malawi, Zambia và Mozambique. Đồng thời tôi cũng biết rằng rất nhiều người địa phương, kể cả cảnh sát đều phải sợ Nyau vì họ rất nguy hiểm. Người Nyau được biết đến dưới cái tên Nyau "kampini" hay Nyau nguy hiểm, họ thường dắt dao bên người và có hành động tấn công người khác.

Một sĩ quan cảnh sát bảo tôi rằng, người Nyan thuộc bộ tộc Chewa không bao giờ bị bắt vì họ ẩn danh và giấu tung tích rất giỏi. Dù vậy, tôi chưa bao giờ nghe có thấy có vấn đề gì liên quan đến người Nyau khi tôi ở đó", nhiếp ảnh gia Vlad Sokhin kể lại.

Bộ tộc Chewa với nghi thức giấu danh tính, đeo mặt nạ, trang phục đại diện cho linh hồn của động vật

Vén bức màn bí mật của bộ tộc Chewa - Ảnh 5.

Theo nhiếp ảnh gia Vlad Sokhin, ông đã từng được chứng kiến một nghi thức quan trọng của bộ tộc Chewa. 

"Buổi trình diễn mà tôi được xem Gule Wamkulu, một nghi thức và văn hóa bí mật được thực hiện bởi hội Nyau trong mùa gặt, đó cũng là một buổi lễ quan trọng như đám cưới hoặc đám tang. Gule Wamkulu có nghĩa là "điệu nhảy vĩ đại" trong tiếng Chewa. 

Nó được thực hiện bởi hội Nyau, người đeo mặt nạ và trang phục đại diện cho linh hồn của động vật, gọi là "nyama", và tổ tiên của họ,"mizimu". Nghi thức này được UNESCO bảo vệ từ năm 2005, khi nó được liệt vào 1 trong 90 kiệt tác truyền miệng và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Sau lần đầu tiên gặp mặt người Nyau, tôi đã dành một năm ở Mozambique tìm kiếm thêm những điệu nhảy và người của hội Nyau để chụp họ. Điều này rất khó khăn, đặc biệt là khi bộ tộc Chewa rất giữ bí mât. Nếu bạn là một phần của hội Nyau, bạn sẽ không được nói cho ai khác biết.

Người Nyau giữ những nghi thức và danh tính của mình cực kỳ bí mật. Trong những buổi lễ, các vũ công tham gia sẽ liên tục di chuyển để không ai nhận ra họ. Nếu bạn thấy cả một gia đình đang xem buổi lễ, có lẽ người chồng sẽ tách ra để đến một nơi bí mật, thay đồ rồi tham gia buổi lễ, sau đó lại trở lại với gia đình mà không ai biết anh ấy cũng vừa biểu diễn. Nếu có ai đó bị thương và phải đi khập khiễng, tất cả những người còn lại cũng sẽ giả vờ đi khập khiễng để không ai nhận ra người bị thương", nhiếp ảnh gia Vlad Sokhin kể.

Vén bức màn bí mật của bộ tộc Chewa - Ảnh 6.

"Một ngày nọ tôi gặp một giáo viên người Zimbabwa tên là Ofis, anh ấy hỏi tôi sao tôi lại có hứng thú với hội Nyau đến vậy. Chúng tôi đã trở thành bạn bè và anh ấy thú nhận thực ra anh ấy cũng là một thành viên. Tôi bắt đầu học được các nghi lễ từ Ofis, và anh ấy bảo nếu tôi muốn biết thêm, tôi phải được phép tham gia vào các nghi thức đó", nhiếp ảnh gia Vlad Sokhin cho hay.

Vén bức màn bí mật của bộ tộc Chewa - Ảnh 7.

Những tục lệ của người Nyau tuy được giữ bí mật, nhưng vẫn có sự ảnh hưởng bởi sự phát triển của thế giới. Càng ngày càng có nhiều sự thay đổi trong điệu nhảy, nghi thức và cách làm mặt nạ của người Nyau, đặc biệt còn có mặt nạ của Elvis Presley (nay được trưng bày tại bảo tàng Brooklyn) chứng minh sự tiếp thu và thay đổi liên tục của nền văn hóa này.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem