VỈA HÈ HÀ NỘI NGỔN NGANG NHƯ "ĐẠI CÔNG TRƯỜNG" NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM

Chứng kiến vỉa hè Hà Nội vài năm lại đào lên thay mới, đá lát được quảng cáo có độ bền 70 năm cũng vỡ vụn chỉ sau 3 năm, nhiều người dân Hà Nội cho biết cuộc sống phải chịu ảnh hưởng không nhỏ, ai nấy đều mong vỉa hè mới sẽ đảm bảo chất lượng hơn.

Video: Người dân nói gì khi thấy Hà Nội thay vỉa hè liên tục như thay áo?.

QUANH NĂM ĐÀO LÊN LẤP XUỐNG

Người dân nói gì khi thấy Hà Nội thay vỉa hè liên tục như thay áo? - Ảnh 2.

Từ năm 2016, Hà Nội ban hành quy định về cải tạo hè phố, đặt mục tiêu đến hết năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến phố tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm hoặc gạch bê tông vân đá.

img
img
img

Những tháng cuối năm 2020, nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội đồng loạt được đào xới để ốp lát vỉa hè. Đây là chủ trương của thành phố nhằm hoàn thành chỉnh trang diện mạo đường phố, vỉa hè trước khi cả nước bước vào dịp Tết Nguyên đán 2021.

img
img
img

Cả Hà Nội như "đại công trường" khi các nhóm công nhân cùng lúc lát vỉa hè. Những lô gạch của các công trình như "hòa" vào nhịp sống thường ngày của người dân.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN

Người dân nói gì khi thấy Hà Nội thay vỉa hè liên tục như thay áo? - Ảnh 5.

Phố Trần Đăng Ninh va nhiều tuyến phố khác ở Hà Nội vào "mùa" thay vỉa hè cuối năm đang bị đào xới, tập kết ngổn ngang vật liệu xây dựng. Việc thi công lát đá vỉa hè đã gây nhiều cản trở cho cuộc sống dân cư.

img
img

Vỉa hè đang thi công thì bị đào xới, vỉa hè đã hoàn thiện trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng, thậm chí nhiều thời điểm công nhân thi công để vôi vữa vương vãi ra cả lòng đường.

img
img
img

Sinh sống trên đường Trần Đăng Ninh, ông Hoàng Lựu cho biết, mỗi dịp thay mới vỉa hè là đường phố lại bụi mù, đi bộ qua đây khiến ông không khỏi cay xè mắt. "Mong rằng sau lần thay này, hè phố sẽ thật sự đẹp và bền lâu để người dân không phải chịu cảnh khói bụi nữa", ông Lựu nói thêm.

img
img

Ông Quang Loan, chủ một cửa hàng trên phố Trần Đăng Ninh chia sẻ: "Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương thay mới vỉa hè của Thành phố, nhiều khi còn cho công nhân thi công cắm nhờ điện máy khoan, dùng nước tại cửa hàng. Điều tôi mong muốn là cơ quan chức năng hoàn thành vỉa hè đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng để không lãng phí ngân sách", ông Loan nói.

ĐÁ CÓ TUỔI THỌ 70 NĂM, SAU 3 NĂM ĐÃ VỠ

Người dân nói gì khi thấy Hà Nội thay vỉa hè liên tục như thay áo? - Ảnh 9.

Tính đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành đã được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm.

img
img

Tuy nhiên, tại các tuyến đường được lát đá được giới thiệu có độ bền 70 năm như phố Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng..., nhiều đoạn vỉa hè đã xuống cấp nghiêm trọng, các mảng đá lát vỉa hè nứt vỡ, bong tróc... tạo nên cảnh nhếch nhác, thiếu mỹ quan. Theo người dân sinh sống trong khu vực, một trong những nguyên nhân khiến cho vỉa hè nứt vỡ, xuống cấp là bộ rễ của các cây xanh trồng trên vỉa hè phát triển, trồi lên mặt đường.

img
img

Ngoài ra, ô tô, xe máy đỗ, đi lại trên vỉa hè cũng là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng vỉa hè xuống cấp nhanh hơn so với tính toán ban đầu. Được biết, Sở Xây dựng Hà Nội là đơn vị liên quan chính, là cơ quan quản lý cần phải chịu trách nhiệm trước thành phố về toàn bộ công tác giám sát, thi công lát đá vỉa hè, các công ty vật liệu xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng đá.

Người dân nói gì khi thấy Hà Nội thay vỉa hè liên tục như thay áo? - Ảnh 12.

Tết Nguyên đán năm 2021 đã cận kề, chủ trương chỉnh trang vỉa hè của Hà Nội là đúng đắn, tạo diện mạo khang trang, sạch đẹp cho thành phố… Tuy nhiên, việc triển khai chủ trương đó sao cho hợp lý, vừa tránh ô nhiễm môi trường, vừa tránh được tốn kém, lãng phí… không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và chính quyền mà còn phụ thuộc phần lớn vào ý thức người dân trong việc giữ gìn, sử dụng vỉa hè đúng cách.

NGỌC HẢI - TRỌNG HIẾU
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem