47 đại dự án điện của EVN, PVN, TKV tiếp tục chậm tiến độ

Thanh Phong Thứ ba, ngày 09/06/2020 18:21 PM (GMT+7)
Bộ Công Thương vừa hoàn thành báo cáo số 32 về tình hình thực hiện các dự án điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh. Theo đó, hiện tại, trong 62 dự án điện có công suất trên 200 MW thì 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 chậm hoặc chưa xác định tiến độ theo quy định.
Bình luận 0

Cũng theo nhận định của đại diện Bộ Công Thương, cung ứng điện năm 2020 của toàn hệ thống điện quốc gia về cơ bản được đảm bảo. Do đó, không phải thực hiện tiết giảm điện nếu không có các diễn biến quá bất thường xẩy ra như sự cố về lớn ở các nhà máy điện, sự cố lưới điện truyền tải 220-500 kV, hay nhu cầu tiêu thụ cao đột biến…

Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ rõ, theo quy hoạch điện VII, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW. Trong đó, các nguồn điện do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư là 7.185 MW (chiếm 33,2%); Các nguồn điện do các doanh nghiệp khác đầu tư là 14.465 MW (chiếm 66,8%).

"Hiện nay, các dự án nguồn điện được thực hiện theo 3 hình thức đầu tư, gồm: Các dự án do các tập đoàn nhà nước như Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) là chủ đầu tư; Các dự án đầu tư theo hình thức BOT; Các dự án đầu tư theo hình thức IPP.

47 đại dự án điện của EVN, PVN, TKV tiếp tục chậm tiến độ - Ảnh 1.

Hàng loạt dự án điện của EVN, PVN, TKV tiếp tục chậm tiến độ

Tuy nhiên, tổng hợp tình hình tiến độ thực hiện 62 dự án có công suất trên 200 MW thì 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định tiến độ so với tiến độ nêu trong QHĐ VII điều chỉnh. Như vậy, số dự án chậm tiến độ chiếm hơn 75%", đại diện Bộ Công Thương cho hay.

Cũng theo thông tin từ phía Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2016-2030, riêng đối với EVN, được giao 24 dự án (bao gồm cả dự án thủy điện tích năng Bác Ái) với tổng công suất 15.215 MW.

Trong đó, giai đoạn 2016-2020 cần hoàn thành 14 dự án với tổng công suất 7.185 MW. Tuy nhiên, đến nay, mới có 9 dự án phát điện, 15 dự án đang ở bước đầu tư xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư (dự kiến 6 dự án đúng tiến độ và 9 dự án chậm tiến độ).

"Những dự án chậm hoặc chưa hoàn thành tiến độ của EVN là nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, nhà máy nhiệt điện Ô môn III, nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV, thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện laly MR, thủy điện Trị An MR", đại diện Bộ Công Thương cho hay.

Ngoài ra, đối với các dự án do tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện, gồm 8 dự án trọng điểm nguồn điện với tổng công suất 11.400 MW. Trong đó, giai đoạn 2016-2020 có 3 dự án và giai đoạn 2021-2025 có 5 dự án.

Đến nay, cả 8 dự án đều khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ. Đặc biệt, trong đó, 3 dự án đang thi công là Thái Bình II, Long Phú I, Sông Hậu I đều chậm tiến độ 2-3 năm.

Đối với TKV, đơn vị này được giao thực hiện 4 dự án tổng công suất 2.950 MW. Trong đó, giai đoạn 2016-2020 có 2 dự án và giai đoạn 2021-2030 có 2 dự án.

Hiện tại, cả 4 dự án đều chậm tiến độ từ 2 năm trở lên. Những dự án đó là nhà máy nhiệt điện Na Dương II, nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I; Cẩm phả 3, Hải Phòng III còn chưa xác định được địa điểm.

"Những khó khắn vướng mắc chính dẫn đến hàng loạt dự án nguồn điện bị chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, thủ tục đầu tư rườm rà khiến việc cấp phép bị kéo dài… hay nhiều nguyên nhân khách quan khác đến từ việc thu gom, đấu nối lên lưới điện truyền tải các dự án điện gió, điện mặt trời gây áp lực cho hạ tầng lưới điện 110-500 kV…", đại diện Bộ Công Thương nhận định.

EVN xin giảm thuế, bỏ ngỏ khả năng “treo” lỗ, Bộ Công Thương nói gì?
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem