6 giải pháp cấp bách phục hồi và phát triển thị trường lao động

Thùy Anh Thứ ba, ngày 21/12/2021 19:00 PM (GMT+7)
Để phục hồi thị trường lao động, Bộ LĐTBXH tính toán đưa nhiều chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, kết nối cung - cầu. Đây là nội dung chính trong Quyết định 1405 vừa được Bộ LĐTBXH ban hành.
Bình luận 0

Đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp nông thôn dưới 2%

Bộ LĐTBXH vừa ra Quyết định số 1405/QĐ-LĐTBXH về việc ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động. Mục tiêu là duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn dưới 2%.

Bên cạnh đó, Quyết định 1405 được ban hành để hỗ trợ người làm động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao yên tâm làm việc, tham gia phục hồi sản xuất kinh doanh, đặc biệt hỗ trợ để thu hút người lao động ngoại tỉnh quay lại làm việc.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều người lao động, nhất là tại các tỉnh, thành phố phía Nam giãn cách xã hội, bị mất việc. Nhằm tạo việc làm tốt, thu nhập bền vững, cũng như đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng lao động, Quyết định 1405 sẽ hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất an toàn, đồng thời thiết lập hệ thống thông tin, dữ liệu kịp thời phục vụ kết nối cung – cầu phát triển thị trường lao động.

6 giải pháp cấp bách phục hồi và phát triển thị trường lao động - Ảnh 1.

Hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân lao động, tránh thiếu hụt lao động là một trong những nhiệm cụ để đảm bảo cung - cầu lao động. Ảnh: Mạnh Dũng

Cụ thể có 6 nhiệm vụ chính được Bộ LĐTBXH đề ra trong Quyết định 1405 nhằm phục hồi thị trường lao động đó là:

Thứ nhất, Bộ sẽ nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc.

Với nhóm lao động ngoại tỉnh trở lại làm việc, Bộ LĐTBXH hứa đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể sẽ tổ  tuyên truyền để người lao động biết thông tin chính xác; Hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp chi trả sinh hoạt phí tối thiểu về nhu yếu phẩm, thuê nhà trọ, điện nước, y tế; khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn ca, tiền lương, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội...

Với nhóm lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, Bộ cam kết hỗ trợ các chính sách về vận tải công cộng, xét nghiệm miễn phí, tiêm vacxin, và sinh hoạt phí hàng ngày.

Thứ hai, Bộ LĐTBXH sẽ hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.  Xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, thực hiện các quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội...

Hướng dẫn người sử dụng lao động về các cơ chế vay vốn, tín dụng; không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm trong 1 tháng; chi phí tuyển dụng lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm; hỗ trợ đưa người Việt Nam ra nước ngoài làm việc. 

Thứ ba, Bộ LĐTBXH tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển thị trường lao động.

 Để thực hiện các nhiệm vụ này cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cơ bản cho người lao động để kịp thời cung ứng cho doanh nghiệp, hoặc vùng kinh tế trọng điểm; Nâng cao chất lượng nguồn cung lao động; Chuyển đổi số và dạy học trực tiếp trong giáo dục nghề nghiệp; Đầu tư vào các trường chất lượng cao.

Thứ tư, song song với hoạt động trên bộ sẽ tổ chức kết nối cung – cầu lao động, trên cơ sở nắm chắc diễn biến của cung – cầu lao động, cả về số lượng, ngành nghề, trình độ. Tăng kết nối cung – cầu lao động sẽ được thực hiện thông qua việc tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm; đa dạng hóa các hình thức, chuyên đề của các phiên; tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến trong vùng hoặc toàn quốc.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động, hòa giải viên, trọng tài viên để giải quyết kịp thời tranh chấp lao động và đình công. Ngoài ra, quan hệ lao động trong doanh nghiệp cũng sẽ được chủ động nắm bắt.


Dữ liệu, thông tin về thị trường lao động sẽ được Bộ tổ chức điều phối, chia sẻ dữ liệu đến địa phương, đặc biệt là về nhu cầu tuyển dụng lao động để các địa phương chủ động rà soát. 

Thứ năm, Bộ LĐTBXH sẽ phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, lành mạnh và ổn định nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 là cơ sở để Bộ hoàn thiện các quy định về lao động, việc làm, tạo hành lang pháp lý cho thị trường phục hồi trong trạng thái bình thường mới. Trong đó, Bộ sẽ sửa đổi, bổ sung các Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Giáo dục nghề nghiệp.

6 giải pháp cấp bách phục hồi và phát triển thị trường lao động - Ảnh 3.

Bộ LĐTBXH cũng đặt mục tiêu tăng phiên giao dịch việc làm để ổn định thị trường lao động. Ảnh: N.T

Trên quan điểm ứng dụng nền tảng công nghệ số, Bộ sẽ xây dựng dữ liệu về lao động, việc làm và chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bên cạnh đó, các Trung tâm dịch vụ việc làm hoạt động hiệu quả, hoặc nằm trong trọng điểm đầu tư sẽ được ưu tiên, để vừa hình thành mạng lưới thông tin thị trường, vừa quản lý, điều tiết thị trường.

Thứ sáu, Bộ LĐTBXH xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân người lao động

Về phía địa phương, Bộ LĐTBXH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở LĐTBXH thực hiện gấp một số biện pháp.

Một là xây dựng phương án với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phục hồi kinh tế, tạo việc làm. Hai, nằm chắc nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; nhu cầu tìm việc của người lao động để tránh thiếu hụt cục bộ, nhất là thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán.

Hai là nghiên cứu chính sách giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động giữ chân người lao động để yên tâm làm việc. Bốn, giới thiệu, tạo việc làm ổn định cho người lao động trở về từ TP.HCM và các tỉnh trọng điểm phía Nam. Năm, tăng cường, đa dạng hóa hình thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm để kết nối cung – cầu lao động.

Ba là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. 

Định kỳ trước ngày 15 tháng đầu tiên của Quý gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển thị trường lao động.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem