Từ 24/7, TP.Hà Nội bắt đầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày, trên phạm vi toàn Thành phố theo nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, theo nội dung của Chỉ thị số 17/CT-UBND TP. Hà Nội về cách ly toàn xã hội trong vong 15 ngày thì người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần tiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men,…
Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở…Do đó, việc gia đình bạn đi mua lương thực là được phép trong trường hợp này.
Theo luật sư Tùng, chỉ thị cũng không nêu rõ rằng khi ra ngoài mua đồ ăn thì bao nhiêu người đi. Tuy nhiên, việc hạn chế ra ngoài là cần thiết, việc mua lương thực hoàn toàn có thể 1 người đi, không nhất thiết cần đến cả vợ và chồng.
Người dân mua lương thực tại phố cổ Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm
Do đó, nếu cả 2 vợ chồng cùng đi ra chợ, các cơ quan chức năng có căn cứ để xác định là hành vi không cần thiết và có thể 1 người sẽ bị xử phạt theo quy định.
Nếu người dân ra đường không có lý do chính đáng, không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách 2m sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng.
Cần phải mang giấy tờ đầy đủ khi đi ra đường
Luật sư Tùng cho hay, theo nguyên tắc của xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính.
Do đó, nhiệm vụ chứng minh các cá nhân ra đường không có lý do chính đáng, cần xử phạt là trách nhiệm và công việc của người có thẩm quyền xử phạt.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nêu rõ: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Thực tế cho thấy, khi áp dụng nội dung của Chỉ thị số 16 thì vấn đề chứng minh các cá nhân ra đường có mục đích chính đáng cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều cũng như nhiều khó khăn.
Bởi lẽ, không có văn bản cụ thể nào hướng dẫn việc chứng minh nêu trên và cũng không quy định rằng khi ra đường trong trường hợp cần thiết cần đem những giấy tờ gì. Điều này hiện nay là một bất cập cho chính người dân lẫn các cán bộ làm nhiêm vụ.
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội).
Để đảm bảo tốt phòng chống dịch theo nội dung của Chỉ thị số 16 trước tiên người dân cần nâng cao ý thức tự giác của bản thân, chỉ nên ra ngoài khi thật sự cần thiết và vì những nhu yếu phẩm cần sử dụng.
Nếu phải ra ngoài trong thời gian giãn cách xã hội, khi ra đường bạn cần tuân thủ quy định 5K, phải mang theo bằng lái xe, đăng ký xe, CCCD/CMND và giấy thông hành của công ty, doanh nghiệp mà chức năng kinh doanh của họ không bị dừng hoạt động theo Chỉ thị 16.
Tin cùng chủ đề: Hỏi nhanh Đáp gọn về dịch Covid-19
Vui lòng nhập nội dung bình luận.