Xem phim, tôi nghỉ chơi với bạn thân, nhận ra tình bạn độc hại nhờ 1 câu thoại đắt giá
Nhờ bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn là "cái bóng" của bạn thân, chưa thực sự sống là chính mình.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội, với sự tham gia của hàng chục nhà khoa học lúa gạo hàng đầu đến từ 15 quốc gia thành viên của AFACI (viết tắt của Sáng kiến Hợp tác Nông nghiệp và Lương thực châu Á).
AFACI là một chương trình hợp tác đa phương của Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA) nhằm mục đích cải thiện sản xuất lương thực và thúc đẩy nông nghiệp bền vững ở một số quốc gia thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam, thông qua chuyển giao và chia sẻ kiến thức, công nghệ. Để hiện thực hóa các mục tiêu của mình, AFACI đã và đang triển khai, quản lý, tài trợ và điều phối các dự án đa phương, đào tạo tập huấn, hội thảo quốc tế.
Hội thảo tại Việt Nam diễn ra trong 3 ngày, từ 27 - 29/8, trong đó có các chuyến khảo sát tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và thăm vùng trồng cây có múi ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Sáng kiến Hợp tác Nông nghiệp và Lương thực châu Á (AFACI) được thành lập vào tháng 11/2009 tại Seoul, Hàn Quốc, với sự tham gia của 12 quốc gia châu Á. Đến nay, AFACI gồm 15 quốc gia thành viên, gồm: Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Lào, Indonesia, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Uzbekistan, Việt Nam và Hàn Quốc. Ban Thư ký AFACI có trụ sở tại Trung tâm Hợp tác Công nghệ Quốc tế (ITCC), Tổng cục Phát triển Nông thôn ở tỉnh Jeonju (Hàn Quốc).
Tầm nhìn của AFACI là thành lập mạng lưới các nước châu Á cùng nhau giải quyết các vấn đề về sản xuất lương thực, nông nghiệp bền vững và công nghiệp hóa các lĩnh vực lương thực và nông nghiệp của khu vực châu Á; tăng cường quan hệ đối tác của các nước thành viên trong cộng đồng quốc tế.
Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc đã khởi xướng AFACI như một phần trong nỗ lực chia sẻ kiến thức và công nghệ nông nghiệp với các nước châu Á. Từ năm 2009 tới nay, Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc cùng Ban Thư ký AFACI đã triển khai 25 dự án tại các quốc gia thành viên, trong đó có 6 dự án đang thực hiện.
Nổi bật là dự án "Tăng cường hoạt động khuyến nông ở châu Á" (RATES), do 13 nước thành viên thực hiện, nhằm mục tiêu củng cố hệ thống khuyến nông và nâng cao năng lực khuyến nông của các nước thành viên nhằm hướng tới một ngành nông nghiệp cạnh tranh.
Theo đó, dự án này có 3 hợp phần chính: Tạo ra và phân tích cơ sở về hệ thống nông nghiệp thông qua việc tiến hành khảo sát, thảo luận nhóm tập trung và tham vấn các bên liên quan; Nâng cao năng lực của cán bộ khuyến nông và nông dân thông qua đào tạo và hội thảo; Tăng cường các chiến lược và hoạt động khuyến nông thông qua việc triển khai các phương pháp tiếp cận hiệu quả về phổ biến và trình diễn công nghệ trên các mặt hàng nông sản.
Dự án RATES tại Việt Nam do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện trong thời gian từ năm 2023-2025, nhằm mục tiêu hướng tới một hệ thống khuyến nông hiệu quả hơn và tăng cường áp dụng các công nghệ trong nông nghiệp.
Người dân, hợp tác xã tham quan các giống lúa mới của Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao ĐBSCL. Ảnh: Huỳnh Xây
Dự án thứ 2 cũng được triển khai tại Việt Nam có tên gọi "Giống lúa chống chịu điều kiện bất lợi, năng suất cao phù hợp với các quốc gia thành viên" (SHR+), do Viện Lúa ĐBSCL thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2024, cũng do AFACI tài trợ. Theo đó, dự án này tận dụng các giống lúa có khả năng chịu đựng nhiều loại điều kiện bất lợi (stress) sinh học và phi sinh học do Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) phát triển, với mục đích phát triển, thử nghiệm và phổ biến các giống lúa ưu việt tại 11 nước thành viên ở Nam Á và Đông Nam Á.
Dự án này có 3 hợp phần chính: Thiết lập mạng lưới thử nghiệm với các quy trình vận hành tiêu chuẩn trên khắp các nước đã xác định; Đánh giá và xác định các dòng giống ưu việt có các đặc điểm mong muốn như khả năng chịu hạn, chịu lũ và chịu mặn, tiềm năng năng suất cao; Xây dựng năng lực cho các nước thành viên tham gia.
Cùng với việc tăng cường năng lực về công nghệ lai tạo lúa hiện đại, các nước thành viên tham gia dự án đã xác định được kỳ vọng sẽ cải thiện được năng suất lúa, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người nông dân và đảm bảo an ninh lương thực.
Hàng năm, Ban thư ký AFACI và các cơ quan chuyên môn thuộc Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án tại một số quốc gia thành viên. Năm 2024, Việt Nam được lựa chọn để đánh giá kết quả thực hiện dự án RATES và SHR+, đồng thời thảo luận kế hoạch nhằm nhân rộng hiệu quả các dự án này trong tương lai.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, kể từ khi thành lập vào năm 2009, AFACI đã triển khai nhiều dự án hợp tác liên chính phủ và đa phương chất lượng cao với mục tiêu cải thiện sản xuất lương thực và thúc đẩy nông nghiệp bền vững tại các nước châu Á thông qua chuyển giao và chia sẻ kiến thức và công nghệ. "Tôi rất vui mừng khi biết về những đóng góp to lớn của AFACI tại 15 quốc gia châu Á, bao gồm cả Việt Nam, đặc biệt là nhờ sự hợp tác chặt chẽ mà chúng ta đã phát triển thông qua các dự án, đào tạo quốc tế, hội thảo và hội nghị chuyên đề", ông Sơn nói.
Tiến sĩ Myoung Rae Cho, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp quốc tế Hàn Quốc (KOPIA) nhìn nhận, từ những nỗ lực ban đầu, AFACI giờ triển khai rộng khắp tại nhiều quốc gia châu Á, giúp lan tỏa và phát triển quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa các nước.
Đại diện Hàn Quốc trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Minh Huệ
"Kết quả của dự án đã vượt quá mong đợi ban đầu, đồng thời mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nền nông nghiệp châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa chịu hạn, chịu ngập và chịu mặn có thời gian sinh trưởng ngắn là vô cùng cấp thiết. Những nghiên cứu này không chỉ giúp cải thiện năng suất và chất lượng lúa mà còn phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của từng quốc gia châu Á", ông Myoung Rae Cho bày tỏ.
Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp quốc tế Hàn Quốc cho rằng, lĩnh vực khuyến nông cũng là một thách thức lớn hiện nay. Do đó, các hoạt động khuyến nông sẽ hỗ trợ nông dân tiếp cận những tiến bộ công nghệ mới và cải thiện phương pháp canh tác và quản lý sản xuất. Các chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật do AFACI tài trợ đã góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng của nông dân, từ đó tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho những người tham gia.
"Qua cuộc họp lần này, chúng ta sẽ có cơ hội tuyệt vời để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà khoa học lúa gạo chủ chốt trên khắp châu Á, đặc biệt là từ các quốc gia sản xuất lúa gạo nổi tiếng để khắc phục những khó khăn đang xảy ra trong sản xuất lúa gạo. Với sự hợp tác và nỗ lực của tất cả các bên, chúng ta sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp và tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại các quốc gia thành viên AFACI", Tiến sĩ Myoung Rae Cho tin tưởng.
Đại diện đến từ Phillippines, TS. Sankalp Bhosale, Phó Trưởng phòng Đổi mới giống lúa (Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI) cho biết, hiện có hơn 40 mô hình tại 11 quốc gia đang thử nghiệm các giống lúa do IRRI chọn tạo. Việc thử nghiệm, khảo nghiệm trên diện giống những giống này giúp người dân có nhiều lựa chọn, cũng như tăng khả năng tạo ra những giống ưu việt, có khả năng chống chịu và đảm bảo năng suất.
"Các giống ngắn ngày, chịu được mặn và ngập úng đang được thử nghiệm tại Việt Nam, Campuchia và Sri Lanka. Trong khi các dòng giống lúa chịu ngập trong thời gian trung bình đến dài và/hoặc chịu mặn được phát triển và thử nghiệm tại Indonesia, Myanmar, Nepal, Lào và Bangladesh", ông nói và cho biết thêm, trong giai đoạn tới, một số giống ưu việt có thể được xem xét đăng ký lưu hành tại các nước thử nghiệm.
Bà Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long được vinh danh dự án xuất sắc trong năm 2023 của AFACI. Ảnh: Minh Huệ
Tại sự kiện này, Ban thư ký AFACI đã công bố bảng xếp hạng những dự án xuất sắc trong năm vừa qua. Trong đó, đại diện của Việt Nam được vinh danh là bà Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, chủ nhiệm dự án "Giống lúa chống chịu điều kiện bất lợi, năng suất cao phù hợp với các quốc gia thành viên" (SHR+).
Trao đổi với Dân Việt, bà Kiều Tiên cho biết, thông qua Dự án SHR+ với sự hỗ trợ tích cực từ các bạn bè quốc tế, Viện Lúa ĐBSCL đã nhận nguồn vật liệu là các giống lúa chống chịu hạn, ngập, mặn và các giống lúa hạt tròn Japonica, cũng như được AFACI hỗ trợ kinh phí để tổ chức khảo nghiệm, đánh giá.
"Những nguồn vật liệu giống lúa chống chịu ngập, mặn này rất đáng quý với vùng ĐBSCL, từ đó chúng ta có thể sử dụng trực tiếp hoặc đưa vào lai tạo nhằm tạo ra các giống lúa mới có hiệu quả cao hơn, phù hợp với ĐBSCL. Đối với giống lúa hạt tròn Japonica, nguồn vật liệu được hỗ trợ là ôn đới, nhưng khi đưa về ĐBSCL chúng tôi sẽ lai tạo để tìm ra giống Japonica nhiệt đới, có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường ở vùng ĐBSCL, chúng tôi hy vọng sẽ sớm lai tạo ra những giống lúa chất lượng, phù hợp để đưa vào sản xuất rộng rãi", bà Tiên bày tỏ.
Hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp đều có chung dòng sông Tiền, sông Hậu. Hai dòng sông nổi tiếng này góp phần quan trọng bồi đắp phù sa màu mỡ, tạo nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Danh xưng tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp cùng xuất hiện sau năm 1975...
Nhờ bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn là "cái bóng" của bạn thân, chưa thực sự sống là chính mình.
Đối diện với sự tức giận của vua Càn Long, Lưu Dung chỉ dùng vài lời khôn khéo mà có thể ung dung vượt qua cửa tử.
Sau khi Sùng Trinh treo cổ tự vẫn, kết thúc triều đại nhà Minh, vậy số phận của 3 người con trai của hoàng đế này ra sao? Liệu còn lại đời sau không?
Những câu chuyện giàu có của người sinh ngày Âm ịch này luôn nở rộ một cách lặng lẽ và đẹp đẽ. May mắn và giàu có thực sự sẽ ưu ái những người biết cho đi.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.
Ngay khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thuế quan lớn chưa từng có, Trung Quốc đã nhanh chóng tung ra các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, trước hết là để giành được lợi thế trong cuộc chiến thông tin. Và Trung Quốc có thể đang thắng thế, Washington Post bình luận.
(NĐT) Khoảng 80% lượng phát thải khí carbon đến từ việc sử dụng năng lượng và ngành sản xuất, chế tạo chiếm 54% mức tiêu thụ năng lượng của thế giới. Việc số hoá và AI sẽ giúp các nhà sản xuất kiểm soát và giảm tiêu thụ năng lượng.
Chiều 17/4, tại trụ sở Tỉnh ủy Quảng Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình và Quảng Trị tổ chức hội nghị triển khai công tác hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh giữa hai địa phương.
Trần Thị Nhi Yến chưa đạt phong độ tốt tại Giải điền kinh Cúp Tốc độ Thống Nhất, giải đấu đầu tiên trong năm 2025 để hướng đến SEA Games 33.
Hàng chục nghìn binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc và Nhật Bản có vẻ sẽ trở thành một phần trong các cuộc đàm phán thuế quan của Tổng thống Donald Trump, bất chấp nỗ lực của cả hai nước nhằm tách biệt vấn đề an ninh khỏi thương mại.
Lực lượng Ukraine tuyên bố đẩy lùi cuộc tấn công quy mô lớn do Nga phát động ở miền Nam nước này, tiêu diệt 29 xe bọc thép, 140 binh sĩ đối phương.
Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) vừa chính thức ra mắt trợ lý ảo tích hợp trí tuệ nhân tạo mang tên UEH AI Chatbot, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi số giáo dục và tư vấn tuyển sinh.
Sao trẻ Việt kiều giúp HLV Kim Sang-sik giải bài toàn hàng công U22 Việt Nam?; 2 tuyển thủ Campuchia có cơ hội đối đầu M.U; Van Dijk gia hạn hợp đồng với Liverpool; Tiền đạo người Gabon qua đời ở Trung Quốc; Vợ chồng Văn Lâm đưa con ra Hà Nội.
Không chỉ trẻ nhỏ, dịch sởi đang khiến nhiều người lớn bị biến chứng sởi phải nhập viện trong tình trạng nặng,suy hô hấp cấp, thậm chí phải can thiệp ECMO.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện giao nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ điều tra và sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả, thuốc giả, đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử.
Trong làn sóng chuyển đổi số đang lan tỏa mạnh mẽ khắp các lĩnh vực, nông nghiệp cũng đang từng bước chuyển mình nhờ các ứng dụng số. Trong đó nổi bật là nền tảng hệ sinh thái nông nghiệp số toàn trình VNPT Green do Tập đoàn VNPT phát triển.
Gần đây, cây gạo hoa vàng rực rỡ tại đền Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương bỗng trở thành điểm đến gây sốt. Khác biệt hoàn toàn với hoa gạo đỏ quen thuộc, loài hoa vàng hiếm có này bung nở bên mái đền cổ gần 700 năm tuổi, tạo nên khung cảnh vừa lạ lẫm vừa linh thiêng.
Chiều nay 17/4, Ban Tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2025 tổ chức cuộc họp nghe báo cáo về công tác triển khai chuẩn bị tổ chức Hội chợ.
Ngày 17/4, sau một thời gian làm việc rất khẩn trương trách nhiệm, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ ba, khóa X đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra.
Ngày 17/4, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì lễ đón trọng thể đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Bộ trưởng Đổng Quân dẫn đầu sang Việt Nam tham dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
Chiều 17/4, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức “Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và đề xuất giai đoạn 2026-2030”.
Chính phủ Anh tuyên bố sẽ ủng hộ việc Đức chuyển giao tên lửa hành trình Taurus tối tân cho Ukraine nếu Thủ tướng tương lai Friedrich Merz đưa ra quyết định này.
Chủ tài khoản Facebook "Cô giáo Hương" bị Công an Hà Nội xử phạt vì đăng clip dàn dựng cảnh đánh bạc nhằm câu view trên mạng xã hội.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định đã đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch Khu đô thị sân bay thuộc xã Cát Tân (huyện Phù Cát).
Trước khi đảm nhận vai trò Huấn luyện viên tại International Queen Vietnam 2025, Hoa hậu gốc Khánh Hòa từng gây chú ý khi trực tiếp chỉ dạy catwalk, đào tạo các kỹ năng cho Hoa hậu Thanh Thủy - đương kim Miss International 2024.
VinFast công bố hợp tác với đối tác dịch vụ PT Penta Artha Impressi (Bengkel BOS) tại Indonesia, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mang đến lợi ích tối đa cho khách hàng trong quá trình chuyển đổi sang xe điện.
Dàn xe điện VinFast VF 8 và VF 9 của Green Future đã tạo dấu ấn xanh đặc biệt khi làm nhiệm vụ đưa đón các đại biểu quốc tế tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G.
Trái tim ấm áp của 4 con giáp này giống như một thỏi nam châm, thu hút thêm nhiều khách hàng và đối tác, giúp doanh nghiệp phát triển như quả cầu tuyết.
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của tỉnh Thái Nguyên, nhiều xã, phường sẽ được sáp nhập để tạo ra các đơn vị hành chính mới có quy mô lớn hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Dự kiến Thái Nguyên giảm xuống chỉ còn 55 xã, phường sau sắp xếp.
Theo thông báo mới nhất từ VPF, CLB Thể Công Viettel sẽ tổ chức các trận đấu sân nhà tại vòng 20, 21 và 24 V.League 2024/25 trên SVĐ Hàng Đẫy thay vì sân Mỹ Đình như kế hoạch ban đầu.