Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Điều hành xuất khẩu gạo thiếu đồng bộ, nhất quán

Anh Thơ Thứ tư, ngày 20/05/2020 09:48 AM (GMT+7)
Đó là nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh tại Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình những tháng đầu năm 2020 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Bình luận 0
Xuất khẩu gạo thiếu đồng bộ, nhất quán, gây khó cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo trước Quốc hội. Ảnh VGP.

Trình bày Báo cáo về phòng, chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV vừa khai mạc sáng nay 20/5, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, ngành nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng để giúp nền kinh tế vượt khó khăn do dịch.

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, dịch Covid-9 đã gây ra những khủng hoảng chưa từng có, khiến nhiều nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều quốc gia cao nhất trong lịch sử. 

Tăng trưởng kinh tế thế giới âm 3%, trong đó, riêng Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm 6% trong những tháng đầu năm 2020. Riêng Việt Nam, tăng trưởng kinh tế vẫn đạt 2,7%, cao nhấ khu vực.

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh biến đối khí hậu diễn biến phức tạp, từ đầu năm đến nay liên tiếp xuất hiện mưa đá, giông lốc, dịch tả lợn châu Phi chưa được kiểm soát triệt để, xuất khẩu nông sản gặp khó do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, khu vực nông nghiệp vẫn tăng trưởng 0,08% đã là một nỗ lực lớn.

"Đáng chú ý, ngành nông nghiệp vẫn được mùa được giá, vụ lúa đông xuân được mùa được giá, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu gạo được giá cao" - Thủ tướng khẳng định.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm cần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Với ngành nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu cần tận dụng tốt cơ hội thị trường, phát huy vai trò của doanh nghiệp, vận động doanh nghiệp, nông dân chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị.

Thúc đẩy đa dạng hóa thị trường, mở rộng những thị trường mới, coi trọng thị trường nội địa đồng thời kiểm soát chặt giá các mặt hàng thiết yếu (trong đó có thịt lợn).

"Thời gian tới sẽ ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản để giảm xuất khẩu thô, coi trọng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Xuất khẩu gạo thiếu đồng bộ, nhất quán, gây khó cho doanh nghiệp - Ảnh 2.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV khai mạc sáng nay 20/5. Ảnh: Minh Quang.

Cũng theo Thủ tướng, hiện hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông bờ biển đang là một thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ sẽ bổ sung thêm nguồn lực giúp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó và khắc phục. 

Tại Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình những tháng đầu năm 2020 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cơ bản nhất trí với báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2020, khẳng định kết quả đó để thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch Covid-19.

Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng, việc điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian qua vẫn thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Ông Thanh đề xuất, các ngành chức năng cần đánh giá lại tình hình sản xuất lương thực, tranh thủ thời cơ đẩy mạnh xuất khẩu khi giá xuất khẩu gạo đang tăng cao.

"Bên cạnh đó, đẩy mạnh tái đàn lợn, tăng nhập khẩu thịt lợn để cân bằng cung - cầu" - ông Thanh khẳng định. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem