Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP: Điểm tựa cho nông sản Việt
Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP: Điểm tựa cho nông sản Việt
Dân Việt Media
Thứ ba, ngày 22/12/2020 21:14 PM (GMT+7)
Qua hơn 2 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. 51 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng, công nhận 2.956 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên.
Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP: Điểm tựa cho nông sản Việt
Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP: Điểm tựa cho nông sản Việt
Việt Nam có trên 2.000 làng nghề và có tới 6.270 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh trên khắp cả nước. Các đơn vị này đã sản xuất được 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải may mặc, đồ lưu niệm, nội thất trang trí, dịch vụ du lịch.
Qua hơn hai năm triển khai, chương trình OCOP đã thực hiện nhiều đề án, hỗ trợ nhiều địa phương trên khắp cả nước, phối hợp với nhiều địa phương - Hình hội chợ Nông sản tổ chức Hội chợ nông sản và OCOP các vùng miền, các hội nghị thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của các địa phương như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Nam Định, Ninh Thuận, Hậu Giang...
Một số địa phương đã có nhiều về giải pháp và chính sách riêng, phát huy sự sáng tạo trong cách làm của các địa phương, tạo sự chủ động về nguồn lực, giải pháp phù hợp với điều kiện, lợi thế trong triển khai chương trình.
Sự phù hợp về định hướng, tiếp cận của Chương trình OCOP trong việc hỗ trợ phát triển các sản phẩm, phát huy các lợi thế, tiềm năng về điều kiện sản xuất, giá trị về sản phẩm được hình thành gắn với cộng đồng, người dân; thúc đẩy sự phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với khai thác các lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng khó khăn, miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số...
Trong những năm tới chương trình OCOP sẽ tiếp tục là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn gắn với xây dựng NTM bền vững, tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với đơn vị làng, xã để phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.