Chuyên gia Trương Đình Tuyển: Hàng hoá xuất khẩu cần phải đi chính ngạch để “vượt khó”

PVKT Thứ năm, ngày 22/12/2022 10:37 AM (GMT+7)
Chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại cho rằng, năm 2023, hàng hoá xuất khẩu cần phải đi chính ngạch chứ không thể phụ thuộc thị trường tiểu ngách.
Bình luận 0

Sáng nay 22/12, tại Tọa đàm kinh tế 2023 với chủ đề: "Kinh tế Việt Nam trước thách thức suy thoái toàn cầu ngày càng hiện hữu" do Báo NTNN/điện tử Dân Việt tổ chức các chuyên gia kinh tế hàng đầu đã đưa ra những đánh giá, phương án khắc phục khó khăn để phát triển kinh tế.

Năm 2022 sắp đi qua với nhiều biến động bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 và chiến sự Nga – Ukraine khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái, lạm phát cao.

Chuyên gia Trương Đình Tuyển: Hàng hoá cần phải đi chính ngạch để “vượt khó” - Ảnh 1.

Chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại. Ảnh Phạm Hưng

Vậy nhưng, nổi lên trong bức tranh chung của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam được xem là một điểm sáng khi tăng trưởng cao, có nền kinh tế mở, năng động và có sức chống chịu qua đại dịch Covid-19.

Đánh giá về điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2022, Chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công thương) đánh giá: Năm 2022, kinh tế - xã hội có rất nhiều vấn đề phức tạp, bên cạnh mặt sáng còn có mặt tối, đan xen lẫn lộn với nhau.

Tuy nhiên, tăng trưởng năm 2022 vẫn cao, điều này có được là do chúng ta so sánh chỉ tiêu tăng trưởng với năm 2021 (năm 2021 tăng trưởng thấp), nên quy mô tăng trưởng không tương xứng với sự phát triển chung của nên kinh tế ổn định.

"Tiếp đó là chúng ta xuất khẩu tiếp tục tăng cao các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam chủ yếu là thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU...", ông Tuyển cho hay,

Theo ông Tuyển, bên cạnh điểm sáng, thị trường có suy giảm do cách điều hành không phải xuất do thị trường mà có sự can thiệp hành chính không kiểm sát. Điển hình là việc điều hành giá xăng dầu có phần lúng túng trong điều hành chính sách dẫn tới một số thời điểm khan hiếm xăng dầu.

Tuy nhiên, để ổn định thị trường, phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết giảm loạt thuế cho doanh nghiệp do nhiều người mất việc làm. Việc giảm thuế không có nghĩa là nguồn thu thuế giảm, mà con tăng hơn, lý do là khi giảm thuế đã cứu được nhiều doanh nghiệp hoạt động ổn định và từ đó thu được thuế.

Ngoài ra, chúng ta đã bắt đầu thực hiện chuyển đối tại 1 số địa phương, lĩnh vực, nền kinh tế tuần hoàn, đây là điểm sáng để nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh những điểm sáng, còn có những khó khăn như giải ngân đầu tư công chậm. Nguyên nhân là do nhiều vấn đề, giải phóng Mặt bằng, lạm phát giá, vật liệu, chính sách... do đó, làm cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vẫn ách tắc, nạn ùn tắc tại các đô thị còn tăng cao.

Đánh giá về sự phát triển nền kinh tế trong năm 2023, ông Tuyển cho rằng: "Việc điều hành cần phải làm tốt hơn trong năm 2023, theo dự báo 2023 còn khó khăn hơn 2022, nhưng phải chỉ ra được nguyên nhân, ví dụ như: EU đưa ra thẻ vàng với hàng xuất nhập khẩu.

"Hàng hoá chúng ta cần phải xuất khẩu đi chính ngạch chư không thể phụ thuộc thị trường tiểu ngách, phụ thuộc quá thị trường Trung Quốc", ông Tuyển đưa ra lời khuyên tới các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ông Tuyển cho rằng: "Cần phải xác định sự đương đầu thách thức của năm 2023 còn nhiều khó khăn. Điều quan trọng phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, năng lực điều hành xăng dầu là ví dụ, vừa phải hoàn thiện thủ tục hành chính vừa là thị trường ổn định".

Trước đó, Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam diễn ra ngày 17/12 tại Hà Nội, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, kinh tế Việt Nam có sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và lấy lại đà tăng trưởng vốn có, dự kiến tăng trưởng GDP trên 8%.

Mới đây, ADB cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 lên 7,5%, thậm chí có thể đạt 8%.

Nỗ lực kiểm soát lạm phát của Việt Nam cũng được nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế đánh giá cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng năm 2022 tăng 3,02%, cả năm dưới 4%. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm 2022 tăng 2,38%.

Đóng góp vào con số tăng trưởng ngoạn mục của Việt Nam năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng đạt 674 tỷ USD (đến nay đã vượt 700 tỷ USD), tăng 11,8%, xuất siêu 10,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu nông sản 50 tỷ USD (tăng 11,8%).

Tình hình đăng ký doanh nghiệp khởi sắc (tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường đạt 195 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,2% so với cùng kỳ). Vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 19,68 tỷ USD, tăng 15,1% và cao nhất trong 5 năm qua.

Năm 2022 cũng được đánh giá là năm Bộ Chính trị ban hành nhiều nghị quyết có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem