Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo ông Nguyễn Quốc Nam, từ khi Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Bình Thuận đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết ngày 19/5/2023, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây ngày 29/4/2023, hiện nay vẫn còn nhiều hạng mục đang được thi công hoàn thiện. Việc này đã tác động đến đời sống, hoạt động sản xuất, trồng trọt của người dân.
Cũng theo ông, ngoài ra còn có 41 tuyến đường địa phương bị hư hỏng do nhà thầu vận chuyển vật liệu cho dự án chưa được sửa chữa. Bên cạnh đó còn có 10.703m các tuyến đường gom dân sinh dọc hai bên cao tốc chưa thi công, 11 hầm chui ngập nước, 14 cầu vượt trực thông (cầu dân sinh) chưa hoàn thiện, 27 ngôi nhà bị nứt chưa được bồi thường, 52 cống thoát nước ngang đường gom chưa được xử lý…
Theo ông Nguyễn Quốc Nam, qua nắm bắt tình hình thực tế tại hai dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây, hiện nay, các nhà thầu thi công rất chậm, trên công trường chỉ bố trí rất ít nhân công và xe máy. Các nhà thầu cho rằng khối lượng công việc còn lại không nhiều nhưng rải rác ở nhiều nơi, không thể bố trí nhiều nhân vật lực tập trung mà phải bố trí rải rác.
“Một nguyên nhân khác nữa là do các nhà thầu thi công cầm chừng, chưa quyết liệt nên tiến độ thi công còn rất chậm…”, ông Nguyễn Quốc Nam nêu.
Trước tình hình trên, ngày 4/7 vừa qua, Sở Giao thông vận tải đã mời UBND các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, đại diện Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý dự án Thăng Long họp để sớm hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án. Song song đó là giải quyết dứt điểm các tồn tại ảnh hưởng của dự án đến đời sống, hoạt động sản xuất, trồng trọt của người dân trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Nam, tại cuộc họp này, Ban Quản lý dự án 7, Ban Quản lý dự án Thăng Long cam kết sẽ yêu cầu nhà thầu sửa chữa các tuyến đường địa phương bị hư hỏng do nhà thầu vận chuyển vật liệu cho dự án chưa được sửa chữa.
Song song đó là hoàn thiện các tuyến đường gom dân sinh dọc hai bên cao tốc chưa thi công, xử lý hầm chui ngập nước, hoàn thiện cầu vượt trực thông (cầu dân sinh) chưa hoàn thiện, bồi thường nhà bị nứt, xử lý cống thoát nước ngang đường gom v.v…
Khẩn trương khắc phục các ảnh hưởng của dự án đến đời sống, hoạt động sản xuất, trồng trọt của người dân đối với các hạng mục hầm chui ngập nước, cầu vượt trực thông, nứt nhà, cống thoát nước ngang đường gom.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Nam, Sở GTVT đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 7, Ban Quản lý dự án Thăng Long phải khẩn trường chỉ đạo các Nhà thầu thi công khắc phục các ảnh hưởng của đường cao tốc đến đời sống, hoạt động sản xuất, trồng trọt của người dân từ phản ánh của các huyện.
Đặc biệt là các những vấn đề bức xúc, cử tri đã kiến nghị nhiều lần như: 2 ha đất lúa của 8 hộ nông dân người Chăm ở xã Hàm Trí (huyện Hàm Thuận Bắc) bị ngập nước ngập nước, bổ sung cầu tại Suối Khoét Km21+889 dự án đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây…”, ông Nam cho biết.
Sở GTVT cũng đề nghị Ban Quản lý dự án 7, Ban Quản lý dự án Thăng Long căn cứ chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 6019/BGTVT-CQLXD ngày 09/6/2023 chủ trì cùng các đơn vị khẩn trương làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan của tỉnh Bình Thuận để xác định tình trạng hư hỏng các tuyến đường, thống nhất giải pháp sửa chữa hoàn trả, bàn giao cho địa phương quản lý để người dân thuận tiện lưu thông. Báo cáo kết quả làm việc về Sở Giao thông vận tải chậm nhất ngày 20/7/2023.
Cũng tại kỳ họp này, ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, nhiều năm qua tỉnh Bình Thuận đã tạm tính giá đất rồi cho doanh nghiệp nộp tiền là không đúng theo quy định pháp luật.
Theo ông Đoàn Anh Dũng, trong năm 2023, toàn tỉnh phải thu 1.000 tỷ đồng tiền đất nhưng do không tính được giá đất nên 6 tháng đầu năm 2023 toàn tỉnh chỉ thu được hơn 200 tỷ đồng. Số tiền thu được này chỉ đạt 20% kế hoạch năm nên 6 tháng còn lại phải thu số tiền rất lớn cho ngân sách của tỉnh…
“Tỉnh Bình Thuận đang có 12 dự án áp dụng phương thức tạm tính giá đất rồi cho doanh nghiệp nộp tiền thuê đất theo giá tạm tính là không đúng quy định pháp luật. Việc này đã kéo dài nhiều năm nay nên cần phải tính toán, sửa ngay, không thể để kéo dài thêm nữa…”, ông Đoàn Anh Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo ông Đoàn Anh Dũng, trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn gần 400 dự án cần phải tính giá đất và xác định diện tích nhưng tiến độ triển khai công việc như hiện nay là rất chậm, thiếu quyết liệt nên 6 tháng còn lại các sở ngành liên quan phải thực hiện quyết liệt hơn…
Cũng tại kỳ họp này, ông Đoàn Anh Dũng cho biết tin vui là tỉnh Bình Thuận vừa ký chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kho cảng khí LNG Sơn Mỹ với quy mô hơn 1,3 tỷ USD (khoảng hơn 31 nghìn tỷ đồng).
Dự án này nằm trên địa bàn huyện Hàm Tân thuộc dự án trọng điểm quốc gia do PV GAS và tập đoàn AES, Mỹ đầu tư.
Đây là một trong những dự án kho cảng khí LNG lớn nhất Việt Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2027, cung cấp 3,6 triệu tấn khí LNG/ năm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.