Có cơ chế đặc thù nhiều nhà đầu tư đủ năng lực làm ga T3 Tân Sơn Nhất

Thế Anh Thứ bảy, ngày 30/05/2020 16:17 PM (GMT+7)
Dự án đầu tư xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV), không sử dụng vốn ngân sách. Vậy, bên cạnh ACV thì có thể chọn được nhà đầu tư đủ năng lực?
Bình luận 0

Trong khi ngành hàng không thế giới vẫn còn đang lao đao "án binh bất động" bởi dịch Covid-19, nhưng hàng không nội địa Việt Nam đã nhanh chóng hoạt động trở lại. Đây là cơ hội rất lớn để ngành hàng không vực dậy, nhưng cũng là nỗi lo đối với hạ tầng hàng không đang bị xuống cấp tại đường băng sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, đặc biệt, là nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cần phải được đầu tư xây dựng để tháo dỡ nút thắt" cho ngành hàng không.

Có cơ chế đặc thù sẽ có nhiều nhà đầu tư đủ năng lực làm ga T3 Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

Hạ tầng hàng không đang là vẫn đề cốt lõi để phát triển hàng không.

Hiện, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 657/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất tại, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Cụ thể, dự án sẽ do ACV là nhà đầu tư nhằm xây dựng nhà ga hành khách T3, công suất 20 triệu hành khách/năm và các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất đáp ứng yêu cầu khai thác, phù hợp với quy hoạch và phân chia sản lượng hành khách giữa sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất, giảm tải cho nhà ga T1 hiện đang quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Tổng mức đầu tư Dự án là 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV (không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước). Thời gian thực hiện Dự án 50 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Tiến độ xây dựng được xác định là 37 tháng kể từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư.

Trước những khó khăn mà ngành hàng không đang phải đối diện, đặc biệt là nền kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chia sẻ bên hành lang buổi toạ đàm "Hàng không Việt và sức bật của lò xo nén", TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đánh giá: "Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế là quá to lớn. Trong đó, ngành hàng không và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất, không chỉ là ngành không có doanh thu mà chi phí phải bỏ ra để nuôi sống, giữ ngành hàng không là cực kỳ khó khăn để vượt qua".

Có cơ chế đặc thù sẽ có nhiều nhà đầu tư đủ năng lực làm ga T3 Tân Sơn Nhất - Ảnh 2.

TS. Trần Du Lịch. (Ảnh: IT)

Một trong những khó khăn lớn nhất chính là bài toán tài chính của các hãng hàng không, đây không chỉ là vấn đề được Chính phủ quan tâm mà còn là vẫn đề đang được các hãng hàng không phải "chòi đạp bám trụ" để vượt qua. "Cũng giống như một cái cây bị héo lá, héo cành, nhưng bộ lễ vẫn còn để chờ cơn mưa thấm xuống để bất dậy trở lại", TS. Trần Du Lịch chia sẻ.

Đánh giá về cơ hội phát triển hàng không trong thời gian tới, TS. Trần Du Lịch cho rằng: "Đối với ngành hàng không quốc tế thì vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng riêng với ngành hàng không Việt Nam thì lại rất may mắn bởi chúng ta kiểm soát tốt được dịch Covid-19 để phục hồi lại ngành dịch vụ, trong đó, phải kể đến là ngành du lịch".

"Chúng ta là một đất nước có chiều dài rất lớn, do đó, thị trường hàng không nội địa là yếu tố rất quan trọng giúp cho ngành hàng không Việt Nam phục hồi nhanh, bù đắp vào lỗ hổng thị trường quốc tế. Tôi lấy ví dụ: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,... họ có chiều dài đất nước ngắn nên phục hồi sẽ khó khăn hơn", TS. Trần Du Lịch nêu ví dụ.

Theo TS. Trần Du Lịch, nếu chúng ta khai thác tố hàng không nội địa gắn liền với một chính sách tốt phát triển du lịch, rõ ràng, chúng ta có điều kiện để phục hồi phần nào các hãng hàng không trong nước để trụ vững trong thời gian khó khăn làm tiền để để bật dậy khi thị trường hàng không quốc tế phục hồi.

Hiện nay, chính sách chung để khắc phục hệ quả của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế đã ban hành khá nhiều rồi. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới này, việc mở cửa hoạt động dịch vụ sẽ thúc đẩy ngành hàng không. "Tôi cho rằng, một trong những chính sách quan trọng chính là vấn đề tài chính, bám trụ như: Giảm các loại phí, dịch vụ cho ngành hàng không và du lịch, một loại dịch vụ cung ứng cho hàng không thì sẽ cùng vực dậy được nền kinh tế", TS. Trần Du Lịch.     

Đến thời điểm này, Quốc hội vẫn chưa quyết định chính thức giao cho ACV đầu tư dự án xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, TS. Trần Du Lịch cho hay: "Tôi là người đã tham gia Quốc hội và theo dõi khá kỹ về việc xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, tôi cho rằng, vấn đề cần phải khẩn trương, ai làm cũng phải tính toán kỹ. Tuy nhiên, riêng với nhà ga T3 thì phải khẩn trương làm sớm vì đây chính là điểm nghẽn bóp "thắt nhỏ" ngành hàng không. Đặc biệt, việc triển khai chậm sân nhà ga T3 Tân Sơn Nhất là vấn đề không cần nhìn cũng thấy rõ khi hết dịch Covid-19 sẽ tắc nghẽn như thế?.

"Tôi nghĩ cần phải có cơ chế đặc thù đối với nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, ai làm, ai đầu tư cũng phải làm theo cơ chế đặc thù chứ cứ làm theo cơ chế chính sách hiện này, chờ bên này, bên kia quyết định thì sẽ rất khó có sớm được nhà ga T3 để tháo gỡ điểm nghẽn từ vùng trời, hạ tầng, giao thông kết nối với Tân Sơn Nhất" TS. Trần Du Lịch phân tích và cho biết, chúng ta không cần biết là ACV hay là ai làm ga T3 Tân Sơn Nhất, nhưng chỉ cần có cơ chế đặc thù thì tôi tin rằng sẽ có nhiều nhà đầu tư đủ năng lực để làm việc này.

Thủ tướng giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm việc đề xuất giao ACV làm chủ đầu tư thực hiện dự án bằng vốn doanh nghiệp; phối hợp và hướng dẫn ACV trong việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự án, đảm bảo đầu tư dự án phù hợp với Đề án giao, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý và các văn bản pháp luật liên quan, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

ACV phải tổ chức triển khai thực hiện và quản lý dự án theo đúng quy định của pháp luật và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; bảo đảm phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả khai thác nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

>>> Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn vì sao chưa hoàn chỉnh?

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem