Công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế: Đối tượng nào ưu tiên đầu tiên?

Thùy Anh Thứ ba, ngày 14/03/2023 19:00 PM (GMT+7)
Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (Nay là Ủy ban Xã hội), tinh giản biên chế với người bị kỷ luật cần ưu tiên đầu tiên...
Bình luận 0

Ưu tiên tinh giản biên chế công chức, viên chức mắc kỷ luật nguyên nhân do vụ lợi, cá nhân 

Quan điểm trên đây là của ông Bùi Sỹ Lợi - Nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (Nay là Ủy ban Xã hội).

Theo ông Lợi, việc Bộ Nội vụ xây dựng nghị định mới thay thế các nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế là phù hợp trong bối cảnh mới. Điều này càng có ý nghĩa khi mà bộ máy công chức, viên chức đang phình ra, làm khó cho việc cải cách tiền lương. 

Nghị định về Chính sách tinh giản biên chế có 2 nội dung mới, quan trọng. Vấn đề thứ nhất là xác định đối tượng tinh giản biên chế. Nghị định bổ sung trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo thì “tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế” và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý cho phù hợp.

tinh giảm biên chế công chức, viên chức

Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng nếu đề xuất của Bộ Nội vụ về trợ cấp cho nhóm công chức, viên chức được thực hiện thì đây sẽ là điều tốt. Ảnh: NN

Ông Lợi cho rằng, tinh giản biên chế với người bị kỷ luật là cần thiết. "Khi hình ảnh của anh trong cơ quan, đơn vị không còn nữa, uy tín giảm sút... thì có nghĩa trong quá trình làm việc, anh đã rất yếu kém rồi. Vì vậy tinh giản biên chế trong trường hợp này là cần thiết, đây nên là đối tượng đầu tiên, ưu tiên cho tinh giản biên chế", ông Lợi nói.

Ông Lợi cũng cho rằng, đối với những người không có chuyên môn, nghiệp vụ, lại không có năng lực thực tiễn cũng nên cho nghỉ, động viên người ta nghỉ. Bởi dù muốn làm gì đi chăng nữa, trước tiên anh phải có hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu không có, làm sao anh làm tốt được.

Tiếp theo đó, nhóm cán bộ công chức, viên chức không tâm huyết, không có trách nhiệm với công việc, “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” cũng nên tinh giản biên chế.

Tôi cho rằng quá trình tinh giản biên chế cần làm khoa học, có tình có lý. Với những trường hợp không may mắc kỷ luật do các yếu tố khách quan, không vì mục đích vụ lợi, tư lợi cá nhân nhưng là người nhiệt huyết, có năng lực thì không nên tinh giản biên chế.

"Không chỉ vậy, với những người giỏi, người tài, vì lương không đủ sống phải làm bên ngoài nhưng có nguyện vọng 'tự nguyện xin giản biên chế' thì nên tìm cách để giữ chân họ", ông Lợi chia sẻ.

Ủng hộ trợ cấp 1 lần cho nhóm cán bộ, công chức, viên chức "tự nguyện tinh giản biên chế"

Chia sẻ về 2 phương án hỗ trợ tinh giản biên chế, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng đây là đề xuất hợp lý, nếu làm được thì rất tốt. Đặc biệt, nếu làm được theo phương án 2 (hỗ trợ gần 200 triệu đồng/1 người) thì càng tốt, bởi như vậy sẽ khuyến khích được cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế, nghỉ trước tuổi. Điều đó cũng tạo cho cán bộ, công chức, viên chức cơ hội kiếm việc làm, ổn định cuộc sống cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu và hưởng lương hưu theo chế độ. Đó là phương án rất tốt, nếu làm được sẽ rất hiệu quả, ông Lợi ủng hộ phương án này.

Về nguồn lực thực hiện, ông Lợi cho rằng để thực hiện cần một nguồn vốn rất lớn. Vì vậy cần thống nhất chủ chương lấy nguồn từ ngân sách Nhà nước. 

tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức

Việc tinh giản với cán bộ, công chức, viên chức cần được thực hiện công khai, minh bạch, công tâm, có tình có lý giữ chân được nhân tài. Ảnh: NN

"Không làm thì thôi đã làm là phải có tiền, còn nếu không có tiền thì đừng làm. Đừng đưa ra một tuyên ngôn, nói thì rất hay, nhưng tổ chức thực hiện lại kém. Tôi ủng hộ cả hai phương án ban soạn thảo đưa ra, nhưng phải giải quyết được điều căn cơ đó", ông Lợi nói.

Cuối cùng ông Lợi cho rằng cần nâng cao tuyên truyền, vận động trong cán bộ, công chức, viên chức để họ thấy được ý nghĩa của chủ trương tinh giản biên chế, cải cách tiền lương. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện cần công tâm, phân minh để không làm giảm mục tiêu của tinh giản biên chế. Những người bị kỷ luật phải ưu tiên tinh giản trước, người có năng lực, tận tâm với công việc thì phải giữ lại. Tránh trường hợp bị "chảy máu chất xám" giữ khu vực công sang tư khi thực hiện tinh giản biên chế.

Điều quan trọng khi tinh giản biên chế, cho nghỉ trước tuổi là phải công khai, minh bạch. Vai trò của người đứng đầu cũng như cấp uỷ, chính quyền, công đoàn cũng phải rất mạnh, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, công tâm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem