Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tiếp tục phiên thảo luận tại Hội trường chiều nay 6/11 về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội đưa ra nhiều vấn đề tồn tại cần sửa đổi, thay thế để luật thực sự có hiệu quả, đi vào cuộc sống.
Tại hội trường, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho biết, thời gian qua, nhu cầu đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông rất lớn, nhưng việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách theo phương thức PPP còn rất hạn chế.
Đại biểu Phạm Văn Hòa nói thêm, việc chưa giải quyết dứt điểm các dự án BOT còn tồn tại ở các địa phương như chưa được phép thu phí hoặc chấm dứt thu phí, gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Ông Hòa cho rằng việc bổ sung, sửa đổi một số nội dung điều chỉnh cho các dự án PPP là cần thiết.
Quy mô đầu tư theo phương thức công tư và quy mô tối thiểu trên các lĩnh vực, đại biểu cho rằng điều này sẽ góp phần tạo điều kiện, gia tăng sự tham gia của nhà đầu tư vào các dự án PPP.
Tuy nhiên, các dự án PPP được áp dụng “cơ chế chia sẻ phần trăm giảm doanh thu” có thể dẫn đến rủi ro cho nhà nước nhiều hơn. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cân nhắc thận trọng từng dự án để có hiệu quả cho nhà nước và nhà đầu tư, bảo đảm hài hòa lợi ích nhà nước và nhà đầu tư.
Về quy trình dự án PPP không phải thực hiện các bước thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, không sử dụng vốn nhà nước, đại biểu đề nghị cân nhắc phải có thẩm định để rõ nguồn vốn và khách quan trong đầu tư và thời gian thực hiện, nhằm hạn chế nhà đầu tư lách luật kéo dài dự án để thu phí.
Về hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), theo Đại biểu Hòa, lĩnh vực này chỉ mới cho phép áp dụng thực hiện thí điểm ở TP.HCM, Hà Nội, Nghệ An và chưa được tổng kết đánh giá tác động đầy đủ, rút kinh nghiệm thực tế.
Ông này đồng tình với cơ quan thẩm tra là chưa đủ cơ sở để Luật hóa các quy định về cơ chế trình tự thủ tục của loại hợp đồng BT.
Đại biểu nêu những tiêu cực như thời gian qua khiến không ít quan chức phải vướng vòng lao lý. "Việc chuyển giao cho nhà đầu tư bằng tiền, bất động sản nếu chưa tính toán đầy đủ sẽ bị thất thoát tài sản nhà nước hoặc nhà đầu tư bị thiệt thòi", ông Hòa nêu.
Về vấn đề này, Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) nhấn mạnh: Các dự án hợp đồng BT tại một số địa phương chưa được tổng kết đầy đủ nên phải xác định rõ hơn các lợi ích hạn chế của hợp đồng này trước khi luật hóa. Đề xuất rõ ràng hơn về việc thanh toán bằng quỹ đất để đảm bảo giá trị thanh toán tương ứng với công trình BT tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước.
Ông Bình đề nghị làm rõ với quy trình xác định giá, tỉ lệ chênh lệch giữa công trình và quỹ đất thanh toán. Tăng tỉ lệ vốn nhà nước tối đa là 70% trong các trường hợp đặc biệt là hợp lý nhưng phải bổ sung rõ hơn các tiêu chí áp dụng nhằm tránh trường hợp tỉ lệ cao này bị lợi dụng.
Đồng thời, đề xuất mở rộng thẩm quyền quyết định vốn nhà nước tham gia các dự án lớn hơn cho các cơ quan có thẩm quyền khác ngoài Thủ tướng và HĐND cấp tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ trong thẩm quyền.
Ông Bình cho rằng, việc mở rộng tất cả các lĩnh vực đầu tư của dự án PPP để tăng cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân vào nhiều hơn nhằm giảm ngân sách cho nhà nước.
Tuy nhiên cũng phải đánh giá thực tiễn các dự án áp dụng cơ chế PPP, trong đó có BT ở ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An đã thí điểm và rút kinh nghiệm để đảm bảo cơ sở vững chắc và hiệu quả nhất là khi còn những thách thức hay chưa đủ tổng kết đầy đủ về triển khai PPP về lĩnh vực này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.