Cụ thể năm 2023, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo có nhu cầu lựa chọn các đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo theo các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ, ngành hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Về đề xuất các dự án, mô hình giảm nghèo cần nêu rõ lý do lựa chọn loại dự án, địa bàn lựa chọn dự án, đối tượng của dự án và các nội dung khác liên quan.
Hồ sơ đề xuất các dự án, mô hình giảm nghèo bao gồm: Văn bản đề xuất thực hiện dự án, mô hình giảm nghèo năm 2023; Dự án mô hình giảm nghèo dự kiến triển khai thực hiện (Mẫu kèm theo).
Hồ sơ năng lực của đơn vị đề xuất thực hiện dự án mô hình giảm nghèo gồm: quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc giấy phép kinh doanh; tổ chức bộ máy, năng lực tài chính và thông tin liên quan đến năng lực của đơn vị; các hoạt động đã thực hiện liên quan đến dự án, mô hình đề xuất; thông tin liên hệ (email, website, địa chỉ, số điện thoại, fax).
Các đơn vị thực hiện dự án giảm nghèo trong năm 2023. Địa bàn thực hiện trong phạm vi cả nước, ưu tiên các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Về đối tượng hỗ trợ, theo quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Về nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 giao cho Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo theo Quyết định số 1376/QĐ-LĐTBXH ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về việc giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023.
Ban tổ chức yêu cầu các đơn vị nộp hồ sơ về Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, số 35 Trần Phú (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; Điện thoại 024.37478677) trước ngày 15/3/2023.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.