Doanh nghiệp ngoại "thuyết phục" NHNN bỏ trần tín dụng và lãi suất huy động USD

Huyền Anh Thứ tư, ngày 22/03/2023 08:58 AM (GMT+7)
Cùng với các kiến nghị xung quanh việc phân bổ tín dụng cho các ngân hàng, nhiều tập đoàn đa quốc gia muốn Ngân hàng Nhà nước bỏ trần lãi suất huy động USD đang ở mức 0%.
Bình luận 0

Bàn luận quanh việc phân bổ tăng trưởng tín dụng

Bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Bank Việt Nam, Trưởng nhóm Banking Group (BWG) cho biết, các thách thức của năm 2023 đối với nền kinh tế Việt Nam đến từ thế giới với các cú sốc địa chính trị và kinh tế, lạm phát gia tăng trên quy mô toàn cầu và thắt chặt tiền tệ, các biến động khác như xung đột Ukraina/Nga.

Nội tại nền kinh tế, áp lực lạm phát tăng cao, tỷ giá tăng, hoạt động tín dụng. Cùng với đó, tác động từ các biến động trên thị trường tài chính và bất động sản ảnh hưởng tới chất lượng tài sản, thanh khoản, nhu cầu tín dụng so với rủi ro và kiểm soát tỷ lệ an toàn ngân hàng của ngân hàng là những thách thức nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.

Muốn NHNN bỏ room tín dụng và trần lãi suất huy động USD 0%, doanh nghiệp ngoại "thuyết phục" thế nào? - Ảnh 1.

Bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Bank Việt Nam, Trưởng nhóm Banking Group (BWG). - Ảnh: VGP

Đặc biệt, đối với lĩnh vực bất động sản/thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bà Michele We cho hay, các dấu hiệu suy yếu trong tăng trưởng của thị trường đã đặt ra một thách thức đối với các doanh nghiệp bất động sản trong việc huy động vốn và có thể dẫn đến biến động hệ thống tài chính trong ngắn hạn.

Do đó, Chính phủ cần đề ra một kế hoạch phục hồi thị trường với sự hỗ trợ của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm hoạt động an toàn của hệ thống tài chính.

Cũng theo Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Bank Việt Nam, mặc dù lạm phát của Việt Nam đã được kiểm soát cho đến nay, những áp lực về giá cả vẫn là một thách thức lớn trong năm 2023 do tác động từ những yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu.

Do đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Bank Việt Nam kiến nghị Ngân hàng Nhà nước luôn thận trọng với lạm phát, sự suy yếu của đồng nội tệ (VND) và các dấu hiệu bất ổn tài chính, cùng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp, tập trung cho đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.

Đồng thời bày tỏ mong muốn Ngân hàng Nhà nước phân bổ tín dụng hợp lý để đảm bảo nhu cầu của các ngân hàng cũng như đáp ứng việc tiêu dùng của người dân.

Liên quan đến phân bổ tín dụng, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF), đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nên kiểm soát tốc độ tăng tín dụng của từng ngân hàng dựa trên các công cụ khác thay vì biện pháp hành chính.

"Chúng tôi đề xuất Ngân hàng Nhà nước nên bỏ dân kiểm soát hành chính trong việc thiết lập hạn mức tăng trưởng cho toàn hệ thống ngân hàng và thay vào đó là sử dụng công cụ khác như kiểm tra sức chịu đựng để kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

Tổ chức tài chính nên được giám sát dựa trên các tỷ lệ đảm bảo an toàn, công cụ này sẽ cho phép Ngân hàng Nhà nước chủ động hơn trong việc quản lý lĩnh vực này, đồng thời có đủ tính linh hoạt cho các ngân hàng có mức tài sản thấp và danh mục đầu tư chất lượng cao", AmCham kiến nghị.

Kiến nghị bỏ trần lãi suất huy động USD

Trong khi đó, phía KoCham và BritCham kiến nghị bỏ quy định lãi suất tiền gửi USD 0% đã được Ngân hàng Nhà nước duy trì nhiều năm qua.

Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (KoCham) lý giải, do quy định lãi suất huy động USD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (lãi suất 0%) có hiệu lực từ tháng 12/2015, các công ty hoạt động tại Việt Nam liên tục chịu chi phí cơ hội liên quan đến tiền gửi USD.

Trong khi đó, các công ty sản xuất của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam thường nhập khẩu nguyên liệu thô từ bên ngoài Việt Nam và sau đó xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài. Vì vậy việc giữ một mức ký quỹ nhất định bằng đô la Mỹ là điều cần thiết.

Muốn NHNN bỏ room tín dụng và trần lãi suất huy động USD 0%, doanh nghiệp ngoại "thuyết phục" thế nào? - Ảnh 3.

Doanh nghiệp ngoại muốn bỏ trần lãi suất huy động USD 0%.

Theo KoCham, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất (0,25 - 4,50%) vào năm 2022 và các đợt tăng tiếp theo vào năm 2023, lãi suất cao dự kiến sẽ tiếp tục trong một khoảng thời gian đáng kể, chi phí cơ hội của tiền gửi USD đối với các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đang tăng nhanh, trở thành gánh nặng cho hoạt động kinh doanh.

"Chúng tôi đề nghị bãi bỏ quy định về lãi tiền gửi USD (lãi suất tối đa 0%) đối với các doanh nghiệp đang gửi USD hoặc đầu tư trực tiếp (FDI) của tiền gửi USD ở một quy mô nhất định hoặc trên một quy mô nhất định nhưng vẫn tuân thủ nền tảng và mục đích của các quy định liên quan", ông Hong Sun kiến nghị.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem