Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn

Huy Hoàng Thứ tư, ngày 14/12/2022 06:24 AM (GMT+7)
Nằm nép mình trong ngõ chợ nhỏ với khu dân cư đông đúc sinh hoạt, ngôi nhà hai tầng có căn hầm bí mật chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn vẫn toát lên một dáng vẻ oai hùng và đậm màu chiến tích lịch sử oai hùng.
Bình luận 0

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn

Hầm bí mật chưa vũ khí Biệt động Sài Gòn. Video: Huy Hoàng

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 1.

Di tích lịch sử - Hầm bí mật chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn. Nhân vật lịch sử là vợ chồng ông Trần Văn Lai, 17 người trong chiến dịch đó thuộc đội 5. Ảnh: Huy Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong nhiều tỉnh, thành phố đã khai thác các địa điểm di tích lịch sử cách mạng thành điểm du lịch, tham quan cho du khách nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch như: Di tích Quán Nhan Hương – Cơ sở Biệt động Sài Gòn, hầm bí mật chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn…

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 2.

Lựu đạn được bộ đội ta giấu rất khéo trong chiếc chiếu cói. Ảnh: Huy Hoàng

Điều thú vị là trong những địa điểm du lịch đó thì điểm Di tích lịch sử - Hầm bí mật chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn nằm ở ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TPHCM đang được nhiều du khách trong nước và nước ngoài thích thú và ghé thăm.

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 3.

Căn nhà được treo những bức hình kỷ niệm, trong đó là những bức ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm căn nhà năm 2018. Ảnh: Huy Hoàng

Nằm nép mình trong ngõ chợ nhỏ với khu dân cư đông đúc sinh hoạt, ngôi nhà hai tầng vẫn toát lên một dáng vẻ oai hùng và đậm màu chiến tích lịch sử.

Căn nhà với diện tích chưa đến 35m2, mặt tiền khoảng gần 3m2, nhưng bên trong được trưng bày rất nhiều kỷ vật cùng ảnh lưu niệm. Bên dưới nền nhà được lát gạch hình ô vuông đỏ, trắng, rất khó để du khách phát hiện chỗ nào là nắp hầm.

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Thanh Chi giới thiệu với báo Dân Việt nắp hầm giấu vũ khí. Ảnh: Huy Hoàng

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 5.

Báo Dân Việt khám phá căn hầm chứa vũ khí. Ảnh: Huy Hoàng

Đón tiếp đoàn chúng tôi anh Nguyễn Thanh Chi, thuộc Hội cựu chiến binh phường 5, quận 3. Được sự ủy nhiệm của phường Văn hóa, UBND quận 3, quản lý trông coi, thuyết trình căn hầm.

Trong quân phục của người lính, anh Nguyễn Thanh Chi đã có nhiều chia sẻ cởi mở với Dân Việt. Theo anh Chi, căn hầm này từng chứa hơn 3 tấn vũ khí phục vụ cho cuộc nổi dậy và tấn công Dinh Độc Lập vào Tết Mậu Thân 1968 của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Nơi này hiện vẫn còn lưu giữ rất nhiều hiện vật ngày ấy, giúp du khách có thể hình dung cuộc sống và tinh thần, ý chí mạnh mẽ của những chiến sỹ biệt động năm xưa.

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 6.

Căn hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn. Ảnh: Huy Hoàng

"Kể từ ngày 15/3 du lịch được mở cửa và hoạt động trở lại, lượng du khách đến Di tích lịch sử này tăng lên, trên 2,000 nghìn lượt khách nước ngoài đã đến đây. Với khách trong nước khoảng trên 1,000 trong đó có du khách tự do, sinh viên các trường Đại học và những người học tập chuyên đề.

Khách nước ngoài đến đây ngỡ ngàng và thích thú, đặc biệt du khách Mỹ họ rất ấn tượng và tâm đắc. Họ nói rằng người Việt Nam thông minh, mưu trí, dũng cảm, trong lúc khó khăn nhất đã phát minh ý tưởng đào căn hầm giấu vũ khí như vậy.

Khi họ xuống hầm, họ tham quan, đứng ngắm rất lâu sau đó đi lên, họ bày tỏ sự trầm trồ, thán phục.

Còn với du khách nội địa, đặc biệt các em nhỏ, sinh viên đến đây không chỉ tham quan mà còn học tập, trải nghiệm, lắng nghe kiến thức truyền thống cách mạng, lịch sử của cha ông".

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 7.

Theo anh Nguyễn Văn Chi, mặc dù nhận nhiệm vụ trông coi, quản lý di tích này chưa lâu, nhưng anh cảm thấy sự gắn bó, thân thương mỗi ngày khi đến đây.

"Tôi cảm thấy tự hào và vinh dự khi được đảm nhiệm ở vị trí trông coi, quản lý Di tích này. Và thấy rằng mình góp một phần gìn giữ, giới thiệu về lịch sử, truyền thống cách mạng của cha ông tới du khách nước ngoài, tới sinh viên, các em nhỏ Việt Nam".

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 8.

Di tích hầm bí mật chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn không chỉ thu hút du khách Mỹ mà còn thu hút các bạn trẻ tìm hiểu về lịch sử

Chia sẻ với Dân Việt, bạn sinh viên Hoàng Tú đến từ TP.HCM cho hay: "Tôi đã được nghe từ rất lâu về căn hầm bí mật chứa vũ khí này, tuy nhiên bây giờ tôi mới có thời gian đến tham quan. Quả thực tôi khá bất ngờ với nắp hầm được giấu tài tình như vậy. Nếu không biết và để ý đến tôi sẽ không phát hiện nắp hầm ở dưới nền gạch như vậy. Xuống hầm thì thấy nhiều súng, đạn, cha ông ta sáng kiến cách giấu vũ khí quá tuyệt".

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 9.

Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Ảnh: Huy Hoàng

Với du khách Hoài An đến từ Hà Nội thì cho hay, đây là lần đầu tiên cô đến tham quan căn hầm bí mật này và cô bất ngờ với cách giấu vũ khí của cha ông, không chỉ ở căn hầm mà ngay cả giấu vũ khí ở cánh cửa gỗ, hay cuốn chiếu cói.

"Đây thực sự là điểm du lịch mang tính lịch sử có ý nghĩa và giá trị để người trẻ, thế hệ sau này hiểu hơn về lịch sử, về cuộc chiến của cha ông", du khách Hoài An cho biết.

Là doanh nghiệp cũng đã đưa nhiều du khách trong nước và nước ngoài đến với địa điểm di tích lịch sử này, ông Nguyễn Minh Mẫn - Trưởng phòng truyền thông - Maketing TSTtourirst thì cho hay, cụm di tích biệt động Sài Gòn trong hoạt động du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, là sản phẩm du lịch ra đời gần đây, tuy nhiên sản phẩm du lịch đặc biệt này gắn liền với nhiều giá trị, không những về dấu ấn lịch sử của các chiến sĩ biệt động đã sống chiến đấu ngay trong lòng Sài Gòn mà còn là câu chuyện bảo tồn các giá trị lịch sử. 

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 10.

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 11.

Tấm bản đồ dưới căn hầm. Ảnh: Huy Hoàng

Được biết, cuối năm 1965, ông Trần Văn Lai (hay còn gọi ông Năm Lai) vừa làm việc tại Dinh Độc Lập với danh nghĩa thầu khoán Năm U-SOM, vừa hoạt động bí mật trong đơn vị "bảo đảm" của Biệt động Sài Gòn.

Theo chỉ đạo của cấp trên, ông mua căn nhà này. Lấy cớ cần đào hố ga làm nhà vệ sinh, ông Năm đào căn hầm bí mật. Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ô tô. Căn hầm được hoàn thành sau 7 tháng với kích thước dài hơn 8m, rộng 2m, sâu 2,5m, trát xi măng dày để chống thấm. Trong hầm có 4 khung tròn nối với ống thoát nước để thoát hiểm và có các lỗ thông khí.

Trong hầm chứa 350kg thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4, 15 súng AK và 3.000 viên đạn, súng ngắn, súng B40, lựu đạn… để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa Mậu Thân 1968.

Du khách Mỹ ngỡ ngàng, thốt câu này khi thăm hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn - Ảnh 12.

Tầng hai của căn nhà chứa vũ khí. Ảnh: Huy Hoàng

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem