Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Tranh cãi chuyện lương hưu

Thứ bảy, ngày 05/04/2014 07:24 AM (GMT+7)
Bắt đầu từ năm 2015, lương hưu của cán bộ, viên chức, công chức tham gia BHXH sẽ được thay đổi cách tính để giảm áp lực chi trả cho Quỹ BHXH. Chuyện mới chỉ là “dự kiến” và tưởng như của “thì tương lai” nhưng đang gây tranh cãi khá gay gắt ở hiện tại...
Bình luận 0
Lo ngại về lương... mất giá

Hiện tại, tiền lương hưu của nhóm công chức, viên chức được tính trên cơ sở bình quân tiền lương 10 năm trước khi nghỉ hưu. Cách tính này khiến lương hưu sẽ cao vì lương 10 năm cuối của họ thường là mức lương cao nhất trong suốt quá trình làm việc. Dự thảo Luật BHXH sửa đổi sẽ tính theo bình quân của cả quá trình tham gia BHXH.

Đối tượng có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng sẽ đóng BHXH bắt buộc.
Đối tượng có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng sẽ đóng BHXH bắt buộc.

Bà Nguyễn Thu Thủy (cán bộ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng: “Nếu tính lương hưu như vậy là quá vô lý. Tính bình quân 10 năm liền kề là người lao động đã thiệt rồi huống gì bình quân của cả quá trình”. Lý giải cho ý kiến trên, bà Thủy chứng minh: Tôi tham gia BHXH từ năm 1994, 1 tháng đóng 20 ngàn, thời điểm đó 20 ngàn mua được 20kg gạo. 20 năm sau đóng 1 tháng 200 ngàn mua được 10kg gạo. Nếu lấy 20 ngàn + 200 ngàn = 220 ngàn chia 20 năm vậy chỉ còn có 11 ngàn, được nửa kg gạo.

Theo bà Thủy, dù cách tính này áp dụng từ năm 2015 nhưng thực tế trượt giá sẽ như những năm qua. Nếu tính như dự thảo Luật BHXH mới thì người tham gia BHXH khi lĩnh lương hưu sẽ thiệt thòi vì không rõ giá trị thực là bao nhiêu.

Bình luận về cách tính lương hưu mới, bà Hồ Thị Kim Ngân- Phó Trưởng phòng Pháp luật - Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cũng cho rằng cách tính lương hưu mới này sẽ làm thiệt hơn cho khối cán bộ, công chức tham gia BHXH sau năm 2015 so với công thức tính hiện hành.

Từ một góc nhìn khác, theo luật hiện hành thì người lao động khu vực tư nhân, doanh nghiệp ngoài Nhà nước mua BHXH tự nguyện thì cách tính lương hưu đã dựa trên cơ sở bình quân toàn bộ thời gian đóng BHXH. Với Luật BHXH sửa đổi, tiền lương hưu của nhóm cán bộ, công chức, viên chức sẽ tính giống như những lao động “ngoài nhà nước” để đảm bảo sự công bằng. Giải thích cho thay đổi cách tính hưởng lương hưu, ông Bùi Sĩ Lợi – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Hiện nay chúng ta chỉ có hơn 10 triệu lao động có quan hệ lao động (có ký hợp đồng lao động) tham gia BHXH (chiếm khoảng 70% tổng số lao động có hợp đồng).

Hiện tại, tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ so với số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hằng năm có xu hướng tăng mạnh. Nếu năm 2007, tỷ trọng số chi so với số thu chỉ chiếm 57,2% thì năm 2013 lên khoảng 76,6%. Vì thế, công chức, viên chức cũng phải chia sẻ để tránh tình trạng vỡ Quỹ BHXH.

Lao động tự do... lò dò vào luật

Ngoài ra, Luật BHXH sửa đổi cũng đề xuất lao động có hợp đồng từ 1 tháng trở lên phải đóng BHXH. Quy định này khiến nhiều LĐ lo ngại đóng BHXH mà... không được hưởng lương hưu bởi xưa nay lao động làm việc 1-3 tháng thường nhảy việc nhiều và không mấy khi có hợp đồng lao động.

Ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết việc thay đổi cách tính đóng - hưởng lương hưu nhằm từng bước cân đối quỹ hưu trí. Giải đáp cho băn khoăn về việc lương hưu của người lao động trong khu vực nhà nước sẽ giảm, ông Huân cho rằng phải đến năm 2035 mới bắt đầu có người đầu tiên nghỉ hưu theo cách tính mới, còn số lao động làm việc trong khu vực nhà nước trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thì không bị điều chỉnh. Từ nay đến năm 2035, tiền lương sẽ có rất nhiều thay đổi và tăng lên.

Anh Phạm Thanh Bảy – công nhân một công ty sản xuất phụ gia thực phẩm ở Bắc Ninh cho rằng: “Lâu nay chúng tôi được ký hợp đồng 1 năm mà công ty còn không đóng BHXH, mơ gì tới việc ký hợp đồng 1 tháng đã được đóng BHXH”. Khi được hỏi về lương hưu, anh Bảy thở dài: “Hiện nay có hàng ngàn doanh nghiệp đang trốn đóng bảo hiểm cho LĐ. Không đóng và đóng không đúng số tiền cũng gây thiệt hại lớn cho Quỹ BHXH và khiến lao động mất lương hưu. Cần giải quyết vấn đề này trước”.

Nói về việc lao động ký hợp đồng 1 tháng cũng phải đóng BHXH bắt buộc và sẽ được hưởng... lương hưu, ông Lợi cho rằng, xu thế hiện nay đang chuyển dịch một bộ phận lớn lao động nông – ngư nghiệp và lao động tự do vào nhóm có ký kết hợp đồng lao động. “Trong bước chuyển dịch này, những đối tượng trên có khả năng chỉ là ký hợp đồng lao động thời vụ ngắn hạn vì thế cần thiết phải bổ sung đóng BHXH bắt buộc để đảm bảo quyền lợi hưởng lương hưu của họ” – ông Lợi nói thêm.

Tuy nhiên, ông Lợi cũng thừa nhận là khó có thể bao quát khối lao động này.

Ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết việc thay đổi cách tính đóng - hưởng lương hưu nhằm từng bước cân đối quỹ hưu trí. Giải đáp cho băn khoăn về việc lương hưu của người lao động trong khu vực nhà nước sẽ giảm, ông Huân cho rằng phải đến năm 2035 mới bắt đầu có người đầu tiên nghỉ hưu theo cách tính mới, còn số lao động làm việc trong khu vực nhà nước trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thì không bị điều chỉnh. Từ nay đến năm 2035, tiền lương sẽ có rất nhiều thay đổi và tăng lên.


Minh Nguyệt (Minh Nguyệt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem