Giá biến động mạnh nhất 5 tháng, tiêu thụ xi măng hưởng lợi lớn

P.V Thứ hai, ngày 06/06/2022 16:10 PM (GMT+7)
Trong 5 tháng qua, xi măng tăng giá tới 2 lần và sản lượng tiêu thụ toàn ngành, kể cả xuất khẩu tháng 5 cũng đạt gần 9,3 triệu tấn, tăng tới khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2021.
Bình luận 0

Giá biến động mạnh nhất 5 tháng, tiêu thụ xi măng hưởng lợi lớn

Thống kê của Hiệp hội Xi măng cho biết, trong 5 tháng qua giá xi măng đã tăng 2 lần. Theo đó, xi măng tăng giá lần đầu vào cuối tháng 3, giá xi măng tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/tấn. Lần thứ hai giá xi măng tăng là trong tháng 5, với mức tăng bình quân từ 40.000 - 80.000 đồng/tấn. 

Giá biến động mạnh nhất 5 tháng, tiêu thụ xi măng hưởng lợi từ các dự án hạ tầng - Ảnh 1.

Bất chấp 2 lần tăng giá, sản lượng tiêu thụ xi măng từ tháng 3 đến nay đang phục hồi mạnh nhờ tăng xuất khẩu và hưởng lợi từ các dự án đầu tư công.

Trong tháng 5/2022, sản lượng tiêu thụ xi măng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu ước đạt 9,27 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, giá bán xi măng trong nước tăng từ 40.000-80.000 đồng/tấn do áp lực giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng.

Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 5,97 triệu tấn; xuất khẩu ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn.

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 5, tiêu thụ sản phẩm xi măng đạt khoảng 44,12 triệu tấn, tương đương so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 26,73 triệu tấn, giảm khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2021, song xuất khẩu tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2021; ước đạt khoảng 17,39 triệu tấn.

Hiện tồn kho sản phẩm xi măng của cả nước trong 5 tháng năm 2022 khoảng 4,7 triệu tấn tương đương khoảng 20-25 ngày sản xuất, chủ yếu là clanhke.

Theo số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam trong tháng 5/2022, giá bán xi măng trong nước tăng khoảng 40.000-80.000 đồng/tấn, tùy từng loại xi măng (PCB30, PCB40…) và thương hiệu xi măng, do than và xăng dầu tăng giá rất lớn; giá xuất khẩu tương đối ổn định.

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2022, ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng. Trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng.

Dự báo về thị trường xi măng năm 2022, các chuyên gia cho rằng sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trưởng trở lại do các địa phương đang đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm. Mặt khác, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khi các nhà sản xuất xi măng lớn trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc cắt giảm công suất. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp áp lực lớn để duy trì như hiện nay do cạnh tranh lớn cùng áp lực từ giá đầu vào.

Năm 2021, trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngành xi măng vẫn lập kỷ lục về tiêu thụ với 108,4 triệu tấn, tăng 8,1% so với năm 2020. Trong đó, tiêu thụ nội địa 62,7 triệu tấn, tăng 0,9%, chiếm 57,8% tỷ trọng toàn ngành; xuất khẩu gần 46 triệu tấn, tăng 20,1% và chiếm 42,15% tỷ trọng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem