Giá cà phê 24/8: Giá cà phê hồi phục liên tiếp khi thị trường đầy lo ngại về điều này

Nguyễn Phương Thứ năm, ngày 24/08/2023 14:55 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 24/8: Lo ngại nguồn cung sẽ bị thắt chặt vào cuối năm đã hỗ trợ thị trường giá cà phê hai sàn hồi phục liên tiếp. Trong nước, giá cà phê hôm nay tăng tiếp 500 đồng/kg, mức giao dịch cao nhất là 65.200 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Đắk Nông...
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 24/8: Giá cà phê hồi phục liên tiếp

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 28 USD, lên 2.402 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2024 tăng thêm 19 USD, lên 2.324 USD/ tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 3,85 cent, lên 152,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2024 tăng 3,55 cent, lên 155,10 cent/lb, các mức tăng khá. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê 24/8: Giá cà phê hồi phục liên tiếp khi thị trường đầy lo ngại về điều này - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 24/08/2023 lúc 13:48:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê 24/8: Giá cà phê hồi phục liên tiếp khi thị trường đầy lo ngại về điều này - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 24/08/2023 lúc 13:48:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê 24/8: Giá cà phê hồi phục liên tiếp khi thị trường đầy lo ngại về điều này - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tiếp tục tăng 500 đồng, lên dao động trong khung 64.300 - 65.200 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tiếp tục tăng 500 đồng, lên dao động trong khung 64.300 - 65.200 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 64.300 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với 64.400 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 65.000 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 65.200 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong các địa phương.

Dữ liệu tồn kho giảm thấp của ICE tiếp tục là động lực chính thúc đẩy giá cà phê trên cả hai sàn tăng hồi phục. Bất chấp báo cáo của Cooxupé cho thấy các thành viên của họ đã thu hoạch hơn 87% diện tích cây trồng. Đồng Reais tăng 0,77% đưa tỷ giá lên ở mức 1 USD = 4,8569 R$ cũng đã hỗ trợ giá cà phê tăng đều trên khắp thị trường nội địa Brazil. Lưu ý, giá cà phê thế giới vẫn còn nguyên sức ép bán hàng vụ mới được mùa theo chu kỳ “hai năm một” của Brazil.

Các nhà tư vấn bày tỏ quan ngại về giá cà phê Robusta vào cuối năm sẽ ở mức khoảng 2.300 USD/tấn, cao hơn 28% so với cuối năm ngoái, theo một khảo sát được công bố hồi giữa tháng 8. Trong khi các quốc gia sản xuất Robusta chính đều bị hiện tượng thời tiết El Nino tác động tiêu cực lên năng suất vụ mùa.

Dữ liệu báo cáo của ICE – London hôm qua, ngày 23/8, cho thấy tồn kho cà phê Robusta đã giảm thêm 160 tấn so với ngày đầu tuần, xuống ở mức 35.990 tấn (khoảng 599.833 bao, bao 60 kg).

Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu 2023 của nước ta đang giảm. Xuất khẩu nửa đầu tháng 8/2023 đạt 37.410 tấn (khoảng 623.500 bao), kéo theo xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2023 đạt tổng cộng 1.154.214 tấn, giảm 2,61% so với cùng kỳ năm trước.

Rệp hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Rệp vảy xanh (Coccus viridis) và rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) là tác nhân gây hại khá phổ biến và nghiêm trọng đối với cây cà phê. Chúng phá hại các chồi lá non và quả cà phê ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, theo thông tin phân tích của trường Đại học Tây Nguyên.

Triệu chứng gây hại: Cây cà phê bị rệp vảy xanh và rệp vảy nâu gây hại thường phát triển kém và có sự xuất hiện của nhiều loài kiến và nấm muội đen. Chồi non và quả non thường bị rệp gây hại nặng và phủ kín nấm muội đen, làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Tác nhân gây hại: Rệp vảy xanh có hình chữ nhật góc lượn tròn, có màu vàng xanh, mình dẹt và mềm nên còn được gọi là rệp xanh mình mềm. Rệp cái trưởng thành không có cánh và chân không phát triển, trong khi rệp non có chân khá phát triển.

Rệp vảy nâu: Rệp cái không có cánh và được bọc bằng một lớp vỏ màu nâu, phồng lên hình bán cầu.

Giá cà phê 24/8: Giá cà phê hồi phục liên tiếp khi thị trường đầy lo ngại về điều này - Ảnh 4.

Rệp vảy xanh (Coccus viridis) và rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica) là tác nhân gây hại khá phổ biến và nghiêm trọng đối với cây cà phê.

Phát sinh, phát triển và gây hại của rệp: Rệp vảy xanh và rệp vảy nâu xuất hiện quanh năm trên vườn cà phê và thường gây hại nặng trong mùa khô. Hai loại rệp này chủ yếu chích hút nhựa cây ở các bộ phận non của cà phê như lá non, chồi non và quả non.

Rệp vảy xanh và rệp vảy nâu có mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến. Rệp tiết ra chất mật ngọt là thức ăn của kiến, ngược lại kiến làm nhiệm vụ vừa bảo vệ rệp tránh được các loài thiên địch vừa làm nhiệm vụ lây lan rệp từ nơi này đến nơi khác. Một trong những kẻ thù tự nhiên của rệp vảy xanh và rệp vảy nâu là bọ rùa đỏ (Chilocorus politus).

Một con rệp mẹ có thể đẻ 500 - 600 trứng, trứng được ấp dưới bụng mẹ và nở thành ấu trùng non trong vòng vài giờ sau đó. Giai đoạn ấu trùng của rệp kéo dài 4 - 6 tuần. Rệp trưởng thành có thể sống kéo dài 2 - 5 tháng. Rệp còn ký sinh gây hại trên nhiều loại cây ký chủ khác như sắn (khoai mì), ổi, chè, cam, quýt...

Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên theo dõi sự phát sinh phát triển của rệp trên đồng ruộng để có những tác động kịp thời và hợp lý.

Vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của các loài kiến.

Thuốc hóa học bảo vệ thực vật chỉ được phun khi cần thiết và chỉ phun những cây bị rệp gây hại. Sử dụng các thuốc có hoạt chất như: Chlorpyrifos Ethyl, Profenofos; Cypermethrin + Profenofos; Imidacloprid; Spirotetramat; Dinotefuran.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem